wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 48
  • Tổng truy cập: 17.166.609
Đái tháo đường thai kỳ và chế độ ăn
Cập nhật: 20/04/2021
Lượt xem: 1.859
Đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ được định nghĩa là những trường hợp được phát hiện đường huyết cao lần đầu tiên trong thời gian mang thai, không loại trừ khả năng có ĐTĐ từ trước mà chưa được chẩn đoán.

Ngày nay ĐTĐ thai kỳ đang có chiều hướng gia tăng do sự gia tăng tỷ lệ béo phì, ĐTĐ type 2 ở người trẻ và đề kháng Insulin trong hội chứng buồng trứng đa nang. Hiện nay, ước tính có khoảng 5% phụ nữ mang thai bị bệnh ĐTĐ thai kỳ và thường gặp ở 3 tháng giữa của thai kỳ.

Tuy nhiên rất nhiều phụ nữ mắc ĐTĐ thai kỳ vẫn băn khoăn, chưa nắm rõ được chế độ ăn như thế nào cho phù hợp, nên ăn và kiêng những thực phẩm gì.
1. Một vài hướng dẫn chung về chế độ ăn
- Mỗi ngày nên ăn đúng giờ, có thể ăn thêm hai hoặc ba bữa ăn nhẹ.
- Đảm bảo cơ thể phải được cung cấp 20-35 gram chất xơ hàng ngày. Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ là: bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, mì ống, bột yến mạch, rau, trái cây...
- Giới hạn tổng lượng chất béo dưới 40% lượng calo hàng ngày. Chất béo bão hòa nên ít hơn 10% so với tất cả chất béo.
- Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo có đủ vitamin và khoáng chất.

2. Những loại thực phẩm nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ
Thực hiện theo chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng trong thai kỳ. Đặc biệt là đối với những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ. Lượng đường trong máu cao có thể gây hại cho phụ nữ và thai nhi phát triển. Để giúp quản lý lượng đường trong máu, điều quan trọng là phải theo dõi số lượng, loại và mức độ thường xuyên tiêu thụ carbohydrate.

Ăn nhiều protein
- Ăn protein cùng với carbohydrate hoặc chọn carbohydrate chứa cả protein. Điều này sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu.
- Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn các loại thực phẩm nạc, giàu protein. Có thể kể đến như: Cá, thịt gà, trứng, đậu hũ, quả đậu…

Ăn thực phẩm ít đường
Đây là điều rất quan trọng trong chế độ ăn kiêng của bệnh tiểu đường thai kỳ. Lượng đường huyết sẽ được tính bằng cách nhân số gram carbohydrate trong một khẩu phần ăn của một loại thực phẩm cụ thể với chỉ số GI (đường huyết) của thực phẩm đó. Con số này sẽ cho thấy sự tác động của thực phẩm đối với lượng đường trong máu.   

Thực phẩm có lượng đường huyết thấp, phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm:

- Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt.
- Một số loại rau củ như: đậu Hà Lan, cà rốt, đậu xanh, đậu lăng,...
- Một số loại trái cây như táo, cam, bưởi, đào, lê…
Tất cả những thực phẩm có chỉ số GI thấp này sẽ giải phóng đường vào máu từ từ. Vì thế mà lượng đường trong máu được giữ ổn định.

Ăn thực phẩm có chất béo không bão hòa
Chất béo không bão hòa cũng là một phần của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào. Ví dụ về các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa gồm: dầu oliu, dầu lạc, trái bơ, cá hồi, cá mòi, cá ngừ, hạt chia, hầu hết các loại hạt…
3. Các thực phẩm cần tránh khi bị tiểu đường thai kỳ
Hạn chế thực phẩm có đường

Để hạn chế tác động của bệnh tiểu đường thai kỳ, bà bầu nên tránh những thức ăn và đồ uống có đường. Lượng đường trong máu sẽ tăng lên khi ăn thực phẩm có đường, đặc biệt là những loại được tinh chế và chế biến. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc hạn chế các loại đồ ăn chứa đường càng nhiều càng tốt.

Một số thực phẩm nên tránh là: bánh quy, bánh pudding, kẹo, nước ngọt, nước ép trái cây có thêm đường.

Hạn chế đồ ăn chứa nhiều tinh bột  
Thực phẩm giàu tinh bột có nhiều carbohydrate và có tác động lớn đến lượng đường trong máu. Khi mắc tiểu đường thai kỳ, bà bầu tốt nhất hạn chế ăn các loại đồ ăn sau: khoai tây, bánh mì trắng, gạo trắng, mì...

Các loại đường và carbohydrate ẩn
Một số loại thực phẩm cho dù không phải là nguồn cung cấp đường hoặc carbohydrate nhưng chúng vẫn có thể chứa một tỷ lệ nhất định. Ví dụ như đồ ăn nhanh, rượu, sốt cà chua...

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Điều chỉnh trong việc ăn uống cùng với một chế độ tập luyện phù hợp sẽ giúp giảm những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK