wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 21
  • Tổng truy cập: 17.148.141
Đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo chu kỳ trong đại dịch COVID-19
Cập nhật: 10/05/2021
Lượt xem: 1.824
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã đưa ra danh sách những người có nguy cơ cao nhất, dễ bị đe dọa bởi COVID-19 là những người có các bệnh từ trước hay còn gọi là bệnh nền không lây nhiễm. Trong số đó, những người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất bởi khả năng miễn dịch kém hơn nhiều so với người bệnh khác, có nhiều bệnh nền kèm theo và nguy cơ lây nhiễm tăng cao do thường xuyên phải đến bệnh viện, quá trình đi lại phải tiếp xúc nhiều người.   

Ngày 06/3/2021, Bộ Y tế ra Quyết định số 1470/QĐ-BYT ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn điều trị, quản lý bệnh thận mạn giai đoạn cuối trong dịch Covid-19” áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.

Đơn nguyên Thận nhân tạo thuộc khoa Nội Thận -Tiết niệu- Hô hấp, Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí hiện đang quản lý điều trị cho khoảng 120 người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo chu kỳ. Ngay từ khi có dịch Covid-19, bệnh viện luôn bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế để điều trị, quản lý cho nhóm người bệnh này nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, phức tạp.

Đợt dịch cuối tháng 1/2021 bệnh viện đã đề nghị người bệnh thận nhân tạo ở xa vào điều trị nội trú tại bệnh viện một thời gian để tránh phải đi lại bằng các phương tiện công cộng, hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
 

Người bệnh thực hiện 5K khi đến Đơn nguyên Thận nhân tạo


Người bệnh được khai báo y tế, thay quần áo bệnh viện, đo thông số và nghỉ ngơi trước khi vào chạy thận

 
Đợt dịch này, qua kiểm tra giám sát công tác tổ chức điều trị và quản lý người bệnh thận nhân tạo cho thấy khoa điều trị đã triển khai đầy đủ các nội dung chống dịch bám sát theo chỉ đạo, hướng dẫn theo Quyết định 1470 của Bộ Y tế.
 
Về công tác tổ chức, Đơn nguyên Thận nhân tạo đã triển khai các hình thức liên lạc với người bệnh qua điện thoại, sử dụng mạng Zalo… đảm bảo có thể tư vấn, hỗ trợ người bệnh kịp thời. Trường hợp người bệnh có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm Covid-19 hoặc có yếu tố dịch tễ thì chủ động gọi điện thông báo cho nhân viên y tế trước khi đến để được hướng dẫn cách phòng tránh lây nhiễm cho người khác, sắp xếp thời gian cụ thể, tổ chức khu vực tiếp đón, sàng lọc và điều trị riêng biệt.

Khoa triển khai lọc máu 3 ca làm việc/ngày, người bệnh được hẹn lịch, có ngày giờ cụ thể và đến đúng theo lịch hẹn. Khi đến khoa, người bệnh được đo thân nhiệt ngay từ cửa khoa, thay quần áo bệnh viện và được bố trí mỗi người một giường bệnh nằm nghỉ ngơi, khai báo y tế và được bác sỹ khám sàng lọc trước khi vào phòng chạy thận. Tất cả các bước này nhằm đảm bảo sự an toàn, vệ sinh, hạn chế người bệnh tập trung đông khi chờ đợi, giúp người bệnh có sự chuẩn bị tốt nhất cho ca chạy thận kéo dài 4-5 tiếng sắp tới. Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cũng đặc biệt được chú trọng. Tất cả người bệnh đảm bảo được đeo khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi vào phòng thận nhân tạo. Nhân viên y tế mặc trang phục phòng hộ cá nhân theo quy định trước khi tiến hành thủ thuật cho người bệnh. 
 
Sau mỗi ca chạy thận, các thiết bị, dụng cụ xung quanh người bệnh đều được khử khuẩn theo quy định, thay mới ga giường. Phòng thận cũng được mở cửa sổ thông thoáng vào cuối ngày làm việc đảm bảo thông khí.
 

Hộ lý thay ga trải giường mới sau khi kết thúc ca lọc máu


Điều dưỡng lắp đặt, kiểm tra thiết bị sẵn sàng cho ca lọc máu tiếp theo


Nhân viên y tế tuân thủ phòng hộ cá nhân trong khi thực hiện nhiệm vụ

 
Mặt khác, Khoa cũng xây dựng các kế hoạch, phương án cụ thể cho các tình huống khi có dịch xảy ra theo hướng dẫn như bố trí khu điều trị cách ly cho người bệnh nghi ngờ/nhiễm Covid-19, khi số lượng người bệnh tăng nhiều, tăng cường liên lạc với người bệnh để nắm được thông tin trước khi người bệnh tới bệnh viện.

 100% người bệnh cũng ký cam kết không sử dụng phương tiện công cộng khi đi lại, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh khi ở nhà, đặc biệt luôn tuân thủ 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế ở bất cứ nơi nào, không chỉ ở bệnh viện.

Để thực hiện tốt “Hướng dẫn điều trị, quản lý bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối trong dịch Covid-19” của Bộ Y tế, bên cạnh nỗ lực của Đơn nguyên Thận nhân tạo, sự hợp tác của người bệnh, cần có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của các phòng chức năng đảm bảo các hoạt động được duy trì, phát hiện kịp thời các khó khăn, vướng mắc để chấn chỉnh với mục tiêu là người bệnh thận nhân tạo điều trị tại Bệnh viện được an toàn, an tâm điều trị giữa đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp này.

Các bài viết khác
Phẫu thuật lấy khối sỏi san hô cho người bệnh(13 lượt xem)Phẫu thuật nang rò khe mang khổng lồ cho người bệnh(43 lượt xem) Tích cực hành động nhằm giảm thiểu chất thải nhựa sinh hoạt tại Bệnh viện(48 lượt xem)Thư mời chào giá hóa chất diệt muỗi ngày 19/4/2024(40 lượt xem)Cứu sống người bệnh nhồi máu cơ tim tối cấp có biến chứng ngừng tuần hoàn(149 lượt xem)Thành công từ việc phối hợp liên chuyên khoa điều trị cho những trường hợp có nhiều bệnh lý phức tạp(89 lượt xem)Cứu sống sản phụ bị thiếu máu, giảm tiểu cầu nguy kịch(106 lượt xem)Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư chúc mừng đội ngũ Y tế đã xác lập 3 kỷ lục ghép tạng trong 48 giờ(46 lượt xem)Nối thành công bàn chân gần đứt rời cho người bệnh(170 lượt xem)Sinh hoạt khoa học: “Chăm sóc người bệnh sau gây mê, gây tê”(76 lượt xem)Thư mời chào giá hóa chất diệt chuột ngày 10/4/2024(82 lượt xem)Lần đầu tiên Việt Nam chia tách thành công gan người(92 lượt xem)Cột mốc quan trọng cho ngành ghép tạng Việt Nam(76 lượt xem)Phối hợp cùng các đơn vị trên địa bàn đảm bảo an toàn y tế cho du khách đến tham quan danh thắng Yên Tử(112 lượt xem)Đến thời điểm hiện tại, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên có cơ sở y tế tuyến tỉnh tổ chức triển khai lấy tạng ngay tại đơn vị(67 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 10/2024/HCQT mua vật tư tiêu hao dùng cho kiểm soát nhiễm khuẩn(93 lượt xem)Đảm bảo chất lượng mô hình chăm sóc người bệnh toàn diện theo đội(72 lượt xem)Lần đầu tiên lấy tạng ngay tại tuyến tỉnh từ người cho chết não, cứu sống nhiều bệnh nhân nặng(71 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vinh dự nhận bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ninh trong công tác cải cách hành chính(59 lượt xem) Bé trai phải nhập viện do kẹp gót chân vào nan xe đạp(163 lượt xem)Phẫu thuật nội soi điều trị sỏi túi mật ở trẻ em(187 lượt xem)Gắp dị vật trong khí quản thành công cho những trường hợp phức tạp(215 lượt xem)Người đàn ông phản vệ độ III sau khi tự uống thuốc đau xương khớp(168 lượt xem)Đoàn kiểm tra chất lượng Sở Y tế đánh giá tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(174 lượt xem)Đái tháo đường thai kỳ - Không thể xem thường(144 lượt xem)Thư mời thẩm định giá vật tư y tế số 34/VTTBYT-2024(38 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 05/2024/HCQT mua bình khí EO(68 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK