wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 40
  • Tổng truy cập: 17.105.059
Hiệu quả điều trị rối loạn tự kỷ tại Đơn vị Tâm bệnh - Khoa Nhi
Cập nhật: 27/04/2021
Lượt xem: 1.285
Tự kỷ là một rối loạn xuất hiện sớm ở trẻ em với các hành vi lặp lại, thiếu hụt các kỹ năng xã hội và ngôn ngữ. Ngoài các biểu hiện nêu trên, trẻ tự kỷ còn có thể có những biểu hiện lâm sàng khác như co giật, động kinh, rối loạn vị giác, âm thanh, giấc ngủ, tăng động, giảm chú ý, vấn đề về hệ tiêu hoá, lo âu...

Tự kỷ làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, hòa nhập với xã hội. Lâu dần sẽ khiến trẻ sống thu mình và có thể dẫn đến những hậu quả nặng nền hơn. Việc phát hiện sớm và điều trị tâm lý có vai trò rất lớn quyết định đến thành công của việc điều trị. Tuy nhiên thực tế không phải trẻ nào cũng được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

Với hơn 1.000 lượt trẻ đến khám và điều trị hàng năm, Đơn vị Tâm bệnh – Khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã và đang là địa chỉ tin cậy trong việc phát hiện và điều trị cho trẻ cả trong và ngoài tỉnh.
Theo BsCKII. Nguyễn Thị Ngọc Điệp – Trưởng khoa Nhi cho biết: Việc chăm sóc, giáo dục trẻ rối loạn tự kỷ không đơn giản như các trẻ em khác. Các cô phải kiên trì, nhẫn nại và yêu thương trẻ hơn vì đa số trẻ đều gặp khó khăn từ ngôn ngữ, giao tiếp, nhận thức đến việc tự phục vụ sinh hoạt cá nhân. Luôn lắng nghe, quan tâm, gần gũi, chơi cùng trẻ để hiểu được trẻ muốn gì và không muốn gì, sau đó mới có thể trị liệu được cho trẻ. Để làm được điều đó đòi hỏi những nhân viên y tế phải thật sự tâm huyết với nghề và có lòng yêu trẻ sâu sắc.

 

Một ca trị liệu tại Đơn vị Tâm bệnh – Khoa Nhi – Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí

Trẻ đến điều trị tại đơn vị Tâm bệnh sẽ được các Bác sĩ, chuyên viên tâm lý đánh giá và lên chương trình can thiệp phù hợp với đặc trưng của từng trẻ. Áp dụng quy trình can thiệp như: Tập giao tiếp, sửa lỗi phát âm, tập trị liệu kết hợp vận động, điện kích âm…
Bằng nỗ lực, cố gắng của cả đội ngũ nhân viên y tế, gia đình nhiều trẻ đã có sự tiến triển tích cực về mặt tương tác, ngôn ngữ và hành vi.

Chị N. T. Ngọc (Quang trung – Uông Bí) có con 34 tháng tuổi điều trị tại Đơn vị Tâm bệnh cho biết: “Khi con trai tôi 25 tháng, gia đình tôi phát hiện cháu có nhiều biểu hiện chậm chạp hơn những trẻ cùng tuổi, cháu thường xuyên chơi một mình và khó ngồi yên, đưa con đi khám tại Đơn vị Tâm bệnh Bệnh viện cháu được chẩn đoán nguy cơ mắc rối loạn tự kỷ cao. Gia đình tôi đã quyết định cho cháu tới điều trị tại đây. Đến nay, sau gần 1 năm điều trị cháu đã có những cải thiện rõ rệt. Hiện cháu đã đi học cùng các bạn ở lớp mầm non và kết hợp can thiệp định kỳ tại Đơn vị Tâm bệnh".

Tiếp xúc với bé B. T. N. Anh – một cô bé 32 tháng tuổi xinh xắn, dễ thương đang rất hứng thú với các đồ chơi trị liệu, không ai có thể nghĩ cô bé này đã từng có hành vi tự đập đầu ăn vạ, gào khóc dữ dội khi mới đến đây can thiệp. Gia đình bé tâm sự: "Trong quá trình cho cháu can thiệp tại đây, chúng tôi được các bác sĩ, chuyên viên tâm lý giải thích về chứng rối loạn tự kỷ và thường xuyên trao đổi về tình trạng của cháu đồng thời hướng dẫn gia đình cách chơi, đồng hành cùng trẻ. Đến nay cháu đã có những tiến triển tích cực: giảm hẳn hành vi ăn vạ, có thể nói một số từ đôi, chủ động chỉ tay khi có nhu cầu... Đây là niềm vui, hạnh phúc không gì diễn tả được của gia đình. Các cô như đã cho cháu một cuộc sống mới, mở ra tương lai mới.

Mặc dù còn nhiều vất vả nhưng động lực để mỗi nhân viên y tế của Đơn vị tâm bệnh – Khoa Nhi thêm yêu nghề là nhìn thấy trẻ đến trị liệu ngày một tiến bộ hơn. Hạnh phúc giản đơn chỉ là cái vẫy tay chào tạm biệt của trẻ khi kết thúc giờ trị liệu... Bởi nơi đây luôn ngập tràn tiếng cười và tình yêu thương!
 

Các bài viết khác
Cứu sống người bệnh nhồi máu cơ tim tối cấp có biến chứng ngừng tuần hoàn(133 lượt xem)Thành công từ việc phối hợp liên chuyên khoa điều trị cho những trường hợp có nhiều bệnh lý phức tạp(71 lượt xem)Cứu sống sản phụ bị thiếu máu, giảm tiểu cầu nguy kịch(91 lượt xem)Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư chúc mừng đội ngũ Y tế đã xác lập 3 kỷ lục ghép tạng trong 48 giờ(35 lượt xem)Nối thành công bàn chân gần đứt rời cho người bệnh(160 lượt xem)Sinh hoạt khoa học: “Chăm sóc người bệnh sau gây mê, gây tê”(66 lượt xem)Thư mời chào giá hóa chất diệt chuột ngày 10/4/2024(73 lượt xem)Lần đầu tiên Việt Nam chia tách thành công gan người(87 lượt xem)Cột mốc quan trọng cho ngành ghép tạng Việt Nam(71 lượt xem)Phối hợp cùng các đơn vị trên địa bàn đảm bảo an toàn y tế cho du khách đến tham quan danh thắng Yên Tử(106 lượt xem)Đến thời điểm hiện tại, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên có cơ sở y tế tuyến tỉnh tổ chức triển khai lấy tạng ngay tại đơn vị(61 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 10/2024/HCQT mua vật tư tiêu hao dùng cho kiểm soát nhiễm khuẩn(87 lượt xem)Đảm bảo chất lượng mô hình chăm sóc người bệnh toàn diện theo đội(69 lượt xem)Lần đầu tiên lấy tạng ngay tại tuyến tỉnh từ người cho chết não, cứu sống nhiều bệnh nhân nặng(66 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vinh dự nhận bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ninh trong công tác cải cách hành chính(57 lượt xem) Bé trai phải nhập viện do kẹp gót chân vào nan xe đạp(160 lượt xem)Phẫu thuật nội soi điều trị sỏi túi mật ở trẻ em(184 lượt xem)Gắp dị vật trong khí quản thành công cho những trường hợp phức tạp(212 lượt xem)Người đàn ông phản vệ độ III sau khi tự uống thuốc đau xương khớp(162 lượt xem)Đoàn kiểm tra chất lượng Sở Y tế đánh giá tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(166 lượt xem)Đái tháo đường thai kỳ - Không thể xem thường(138 lượt xem)Thư mời thẩm định giá vật tư y tế số 34/VTTBYT-2024(33 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 05/2024/HCQT mua bình khí EO(68 lượt xem)Tiếp nhận nhiều trường hợp nhập viện do chó cắn(182 lượt xem)Phẫu thuật nội soi “một lỗ” điều trị thoát vị bẹn ở trẻ - Xâm lấn tối thiểu, an toàn tối đa(190 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí: Trao bệnh nhân sức khỏe và niềm tin(94 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 22.2/VT-TBYT mua sáp parafil(59 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK