wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 16
  • Tổng truy cập: 17.089.996
Hóc kim băng ở trẻ 9 tháng tuổi!
Cập nhật: 28/10/2015
Lượt xem: 530
        Đêm 26/10/2015 các bác sĩ Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã gắp được 1 chiếc kim băng cũ trong thực quản của bé gái 9 tháng tuổi!

       Khoảng 20h ngày 26/10 chị Hà Thị H. ở Phong Hải – Quảng Yên đặt con 9 tháng tuổi ngồi trên giường để dọn dẹp. Khi quay lại chị thấy bé đưa 1 chiếc kim băng vào miệng. Chị vội giữ lại nhưng không kịp, bé đã nuốt mất chiếc kim băng! Ngay lúc đó bé nôn ra thức ăn bé đã ăn trước đó.

       Gia đình vội đưa bé đến bệnh viện Thị xã Quảng Yên. Bệnh viện chụp X quang thấy hình kim băng trong lồng ngực của bé đã chuyển bé đến bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.

       Các thầy thuốc đã chụp lại Xquang và chẩn đoán: di vật là chiếc kim băng còn nằm trong thực quản ngực của bé. Các bác sĩ Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng đã tiến hành gây mê và gắp được 1 chiếc kim băng cũ đã han dài 26mm, mở rộng 15mm ra khỏi thực quản của bé. Đây là một thủ thuật rất khó và nguy hiểm vì kim băng quay mũi nhọn lên trên rất khó gắp, dễ xuyên thủng thành thực quản gây tràn khí và nhiễm trùng nặng ở trung thất. Có trường hợp phải mở lồng ngực mới lấy được dị vật ở vùng này.

        Tình trạng sức khỏe của bé sau thủ thuật tiến triển tốt. Tuy nhiên vẫn cần phải điều trị kháng sinh vì các tổn thương ở lòng thực quản có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng, nguy hiểm đến tính mạng của bé.

       Hóc là tai nạn thường gặp và rất nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em. Trong quá trình di chuyển dị vật thường gây tổn thương ống tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày, ruột), một số trường hợp có thể gây thủng ống tiêu hóa, gây áp xe và có thể dẫn tới tử vong nhất là các dị vật sắc nhọn mắc ở thực quản ngực.

        Lời khuyên của thầy thuốc cho các phụ huynh:

  1. Không được để trẻ tiếp xúc với các vật nhỏ, sắc, nhọn có thể gây hóc hoặc các tai nạn khác.
  2. Nếu trẻ bị hóc, sặc thì không được cho trẻ ăn uống thêm.
  3. Không được chữa mẹo mà cần đưa ngay trẻ đến viện để được điều trị đúng cách và kịp thời.
 
Hình kim băng trên phim Xquang của bé Nguyễn Hà M.H

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK