wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 92
  • Tổng truy cập: 16.694.785
Lạm dụng tiêm khớp - Nguy hiểm khôn lường trong điều trị bệnh xương khớp
Cập nhật: 31/05/2022
Lượt xem: 1.467
Bệnh lý cơ xương khớp ở mức độ nhẹ nếu điều trị đúng, kịp thời sẽ cho kết quả tốt và nhanh chóng. Nhưng nếu tự điều trị không đúng cách dẫn đến bệnh ngày càng nặng hơn, có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng, nguy hiểm hơn là nguy cơ tàn phế, thậm chí tử vong.

Đơn cử như trường hợp của một người bệnh nữ 70 tuổi, trú tại Hiệp Hòa - Quảng Yên - Quảng Ninh đến khám tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí trong tình trạng cẳng tay trái sưng tấy, nề đỏ, có đầu mủ trắng.

Trước đó người bệnh bị đau cổ tay trái và tê bì bàn tay trái, đã được khám, chẩn đoán hội chứng ống cổ tay trái và được tiêm thuốc để điều trị ống cố tay trái và được tiêm thuốc điều trị (Depo – Medrol) một lần tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. Người bệnh được bác sĩ tư vấn cụ thể và hẹn tái khám theo lịch. Nhưng người bệnh không tuân thủ lịch hẹn của bác sĩ và do quá sốt ruột về tình trạng bệnh, người bệnh đã tự đến phòng khám tư để tiêm khớp nhiều lần. Bên cạnh đó người bệnh còn đắp cây bèo tây vào cẳng tay, cổ tay trái với hi vọng tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Tuy nhiên tình trạng đau xương khớp không được cải thiện mà vùng cẳng tay trái có biểu hiện sưng nề, tấy đỏ, có điểm rò dịch. Lúc này người bệnh mới đến bệnh viện khám và được chẩn đoán Áp xe cẳng tay trái.
 

Hình ảnh tổn thương cẳng tay của bệnh nhân N.T.N.


Hình ảnh tổn thương cẳng tay của bệnh nhân N.T.N.
 
Người bệnh được nhập viện điều trị dùng kháng sinh, có chỉ định can thiệp ngoại khoa. Hiện tại sau đợt điều trị và can thiệp vết thương cổ tay trái của người bệnh đã khô, không sưng tấy đỏ.
 
Theo các bác sĩ Khoa Tâm thần kinh – Cơ xương khớp bệnh viện cho biết: Có nhiều quan điểm, phương pháp sai lầm có thể gặp trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp như:

- Khi mắc bệnh cơ xương khớp, nhiều người bệnh được chữa đau khớp bằng cách tiêm vào khớp và cứ đau là lại tiêm khớp. Nhưng điều này cần phải rất cẩn trọng vì việc tiêm thuốc vào khớp nếu không được tiến hành tại các cơ sở uy tín đảm bảo vô trùng thì sẽ vô tình đưa vi khuẩn từ ngoài vào khớp qua các mũi tiêm. Từ đó gây nhiễm khuẩn ổ khớp, có thể chảy máu nội khớp, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp và loãng xương. 

- Một số khác lại chữa bệnh bằng cách đắp các loại lá cây, bã thuốc không rõ nguồn gốc lên các tổn thương da, cơ, khớp… hoặc áp dụng bài thuốc gia truyền của các thầy lang để điều trị. Tác dụng giảm đau của những bài thuốc đó chưa được khoa học kiểm chứng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ như có thể gây bỏng, nhiễm trùng da và biến chứng nguy hiểm cho thận, tim mạch, dạ dày. Khi nhiễm trùng da lan sâu gây nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng huyết và có thể dẫn đến tử vong.

Trong trường hợp có chỉ định tiêm, hãy đến các cơ sở có chuyên khoa để được khám và điều trị phù hợp. Hãy tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sau tiêm khớp của thầy thuốc, tuân thủ phác đồ điều trị, tái khám kịp thời để bác sỹ điều chỉnh và đưa ra phác đồ phù hợp. Một lời khuyên từ các bác sĩ là các trường hợp sau tiêm khớp, người bệnh tuyệt đối không được bôi xoa, đắp thuốc và lá cây lên vị trí tiêm khớp.

Tại Thành phố Uông Bí, nếu có các dấu hiệu của bệnh, bạn có thể đến khám tại phòng khám Cơ xương khớp,  Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí hoặc liên hệ khoa Tâm thần kinh - Cơ xương khớp, số điện thoại: 0387637009 hoặc 02036507237 để được tư vấn về bệnh.
 
Khoa Tâm thần kinh - Cơ xương khớp

Các bài viết khác
Bé trai phải nhập viện do kẹp gót chân vào nan xe đạp(78 lượt xem)Phẫu thuật nội soi điều trị sỏi túi mật ở trẻ em(78 lượt xem)Gắp dị vật trong khí quản thành công cho những trường hợp phức tạp(129 lượt xem)Người đàn ông phản vệ độ III sau khi tự uống thuốc đau xương khớp(100 lượt xem)Đoàn kiểm tra chất lượng Sở Y tế đánh giá tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(104 lượt xem)Đái tháo đường thai kỳ - Không thể xem thường(81 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 05/2024/HCQT mua bình khí EO(18 lượt xem)Tiếp nhận nhiều trường hợp nhập viện do chó cắn(130 lượt xem)Phẫu thuật nội soi “một lỗ” điều trị thoát vị bẹn ở trẻ - Xâm lấn tối thiểu, an toàn tối đa(135 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí: Trao bệnh nhân sức khỏe và niềm tin(51 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 22.2/VT-TBYT mua sáp parafil(18 lượt xem)Nữ bác sĩ 35 năm cống hiến vì sức khỏe người bệnh(195 lượt xem) Sai lầm khi xử trí ban đầu cho người bị bỏng(160 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 24/2024/VT-TBYT sửa chữa đầu ghi cho hệ thống máy holter huyết áp đa đầu ghi(47 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 06/2024/HCQT mua dung dịch khử khuẩn(21 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 27-VTTBYT vật tư y tế thông thường lần 1 năm 2024-2025(56 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 26-VTTBYT khí cho máy phát tia Plasma lạnh(34 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 25-VTTBYT dịch lọc thận nhân tạo(36 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 22-VTTBYT bóng phát tia X(107 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 23/2024/VT-TBYT bảo dưỡng, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế cho các khoa cận lâm sàng(85 lượt xem)Cẩn trọng với dị vật đường tiêu hóa(125 lượt xem)Mẹ bầu cần biết về nút thắt dây rốn ở trẻ sơ sinh(149 lượt xem)Thông tin thường trực cấp cứu, vận chuyển cấp cứu 24/7 từ 01-31/3/2024(7.951 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 20/VT-TBYT kim 2 nòng cho phẫu thuật Phaco(74 lượt xem)Yêu cầu báo giá ngày 27/2/2024 quà tặng hiến máu(30 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 19/VT-TBYT cây đặt nội khí quản khó(97 lượt xem)Báo động đỏ cứu sống người đàn ông bị phình vỡ động mạch chủ(251 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK