wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 62
  • Tổng truy cập: 17.102.231
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi
Cập nhật: 26/06/2019
Lượt xem: 4.542
Cùng với tuổi tác ngày càng lên cao, chức năng của một số cơ quan trong cơ thể người cao tuổi cũng bị suy giảm đáng kể. Vậy nên khả năng đáp ứng với thuốc ở người cao tuổi cũng bị ảnh hưởng, cộng thêm với việc người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh hơn, phải dùng nhiều thuốc hơn và thường là bệnh mạn tính. Một bệnh đã phải dùng vài ba thuốc nhân lên với vài ba bệnh. Vì thế người cao tuổi là đối tượng tiêu thụ thuốc nhiều nhất nên khi sử dụng cần cảnh giác với các tác dụng phụ không mong muốn.                                                 
     Theo Liên hợp quốc, người cao tuổi (NCT) được tính từ 60 tuổi trở lên. Trong y học, người cao tuổi được phân thành các nhóm: từ 60 đến 75 tuổi được gọi là tuổi bắt đầu già, trên 75 đến 90 tuổi là người già và trên 90 tuổi là người già sống lâu. Lão hoá ở người cao tuổi liên quan chủ yếu đến giảm dòng máu tuần hoàn đến các cơ quan, dẫn đến giảm dần nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể và đó chính là khởi nguồn của bệnh tật do tuổi tác.                    

Quầy thuốc tại Nhà thuốc số 1- Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Hình ảnh minh họa)

     Sự thay đổi sinh lý theo tuổi tác bao gồm sự suy giảm hoạt động của nhiều tuyến nội tiết quan trọng như tuyến giáp, tuyến tuỵ, tuyến sinh dục,… dẫn đến một số bệnh tuổi già như suy giáp, đái tháo đường, xốp xương,… Chức năng của các cơ quan trọng yếu liên quan đến đời sống như não, tim, thận, phổi đều giảm hoạt động gây giảm khả năng nhận thức, giảm trí nhớ, giảm khả năng bài xuất thuốc.                       

     Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc ở người cao tuổi                      
     - Dễ bị hạ huyết áp tư thế: một số thuốc điều trị parkinson, thuốc điều trị tăng huyết áp có thể gây hạ huyết áp khi NCT thay đổi tư thế đột ngột. Người cao tuổi khi uống thuốc này nên thận trọng trong việc đổi tư thế (ví dụ khi uống thuốc đang ngồi đứng dậy phải từ từ)               
     - Dễ bị ngã do mất thăng bằng tư thế: một số thuốc an thần, gây ngủ, thuốc điều trị trầm cảm có thể làm thay đổi khả năng điều chỉnh thăng bằng cơ thể của NCT dẫn đến gây ngã. Ngã của người cao tuổi rất nguy hiểm vì  lúc này xương đã bị loãng (mất calci trong xương, mất cả độ mềm dẻo của xương) nên  xương giòn rất dễ gãy và khó liền.                      
     - Giảm điều hoà thân nhiệt: các thuốc an thần, gây ngủ,…rất dễ gây hạ thận nhiệt ở NCT, nếu hạ quá không biết để cấp cứu kịp thời rất dễ gây tử vong.                
     - Giảm chức năng nhận thức: có một số thuốc có tác dụng phụ gây lú lẫn, hay quên, mất trí nhớ như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc trị tăng huyết áp,…một số thuốc làm nặng thêm bệnh lý sa sút trí tuệ ở NCT.     
     - Giảm chức năng các cơ quan nội tạng: NCT có nhu động dạ dày - ruột giảm do đó dễ bị táo bón, sử dụng không đúng một số nhóm thuốc dị ứng, giảm đau chứa thuốc phiện,… có thể gây táo bón, tắc ruột, bí tiểu (ở nam giới).           

     Một số lưu ý khi sử dụng thuốc ở người cao tuổi              
     Để phát huy cao nhất hiệu quả điều trị của thuốc và hạn chế thấp nhất các tai biến do thuốc gây nên NCT không nên tự ý sử dụng thuốc, tránh lạm dụng thuốc, đặc biệt là “thuốc bổ”.                 
     - Khi đang sử dụng thuốc nếu thấy có biểu hiện bất thường, không nên tự ý bỏ hoặc ngừng thuốc hay thay thế thuốc khác mà phải báo cho bác sĩ biết để có cách xử lý phù hợp.  
     - Thông báo đến bác sỹ, nhân viên y tế tiền sử dùng thuốc của bản thân để hạn chế tương tác thuốc bất lợi, quá liều.
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK