wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 22
  • Tổng truy cập: 17.090.389
Một số lưu ý khi sử dụng các loại nước súc miệng
Cập nhật: 27/02/2021
Lượt xem: 44.838
Ngoài đánh răng hàng ngày, để chăm sóc răng miệng hiệu quả, nước súc miệng diệt khuẩn cũng là công cụ hữu ích. Hiện nay còn có thông tin cho rằng sử dụng nước súc miệng giúp phòng ngừa được dịch bệnh Covid-19 đang lây lan. Vậy thông tin cụ thể như thế nào? Cần lưu ý những gì khi sử dụng nước súc miệng sát khuẩn?

1. Các loại nước súc miệng diệt khuẩn và vai trò
Nước súc miệng có nhiều loại khác nhau, thường ở dạng dung dịch chứa các chất sát khuẩn như axit boric, menthol, kẽm sulfat, cetylpyridinium, chlorhexidine,... Nước súc miệng này có vai trò diệt khuẩn tốt, trong nha khoa được khuyên dùng để giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng.

Có nhiều loại nước súc miệng kháng khuẩn trên thị trường hiện nay, nhưng có thể chia thành những loại phổ biến theo thành phần sau:

1.1 Nước súc miệng chứa muối NaCl

Nước súc miệng chứa muối NaCl

Dung dịch này chứa NaCl đã được pha với nồng độ thích hợp, đảm bảo vừa có tác dụng sát khuẩn, vừa giúp bảo vệ tế bào niêm mạc miệng, họng. Từ đó giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại tồn tại ở hầu họng, ngăn ngừa viêm nhiễm.

Nồng độ NaCl được sử dụng hiện nay là 0,9%. Trong y tế còn gọi là nước muối sinh lý, dung dịch muối đẳng trương là thích hợp nhất để súc miệng. Cách dùng nước muối NaCl này là súc miệng sau khi đánh răng vào buổi sáng và tối.

1.2 Nước súc miệng chứa chất sát khuẩn và tinh dầu

Nước súc miệng chứa Chlorhexidine

Thành phần chính của nước súc miệng này là chlorhexidine, axit boric, menthol, kẽm sulfat, cetylpyridinium, … có thể có thêm một số loại tinh dầu khác như: tinh dầu bạc hà, tinh dầu lý bách hương, tinh dầu bạch đàn, tinh dầu methyl salicylat ...

Dung dịch này có tác dụng sát khuẩn, chống phù nề niêm mạc nhẹ, được chỉ định dùng súc miệng trong 30 giây, thực hiện 2 lần mỗi ngày.

1.3 Nước súc miệng Povidone-iod

 

Nước súc miệng chứa Povidone-iod 1%

Dung dịch nước súc miệng này chứa Povidone-iod 1%, đây là chất sát khuẩn hiệu quả, đồng thời giúp chống nấm, giảm bớt mùi hôi khoang miệng. Nồng độ chất Povidone-iod cao có thể gây phù nề, viêm niêm mạc miệng, do đó hãy tìm sản phẩm có nồng độ 1% thích hợp để súc miệng hàng ngày.

2. Sử dụng nước súc miệng có giúp phòng ngừa lây nhiễm dịch Covid-19 không?
Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới WHO và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC đều chưa khuyến cáo việc sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn là biện pháp phòng ngừa lây nhiễm SAR-Covid-19.

Mặc dù vậy, nhiều người cho rằng, với tác dụng sát khuẩn tại chỗ thì dùng dung dịch nước này cũng giúp phòng ngừa nhanh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Cũng có nhiều bài báo khoa học công bố, chứng minh hiệu quả làm bất hoạt nhanh chóng các chủng virus gây bệnh tương tự như SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi đi đến kết luận hiệu quả của việc sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn trong phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2. Hiện nay, chưa có khuyến cáo sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn phòng ngừa Covid-19 trong cộng đồng, nhưng vẫn được dùng cho các đối tượng có nguy cơ cao như: nhân viên y tế, người tiếp xúc gần với người nghi nhiễm ...

3. Lưu ý khi sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn
Để sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Sử dụng đúng theo hướng dẫn súc miệng
Hãy súc miệng trong vòng từ 30–60 giây. Việc súc miệng trong khoảng thời gian ít hơn 30 giây không đủ mang lại hiệu quả diệt khuẩn. Ngược lại, việc súc miệng trong hơn 60 giây lại có tác dụng tẩy sạch quá mức, có thể gây hại cho răng. Thời gian ngậm quá ngắn hoặc quá dài đều không tốt.

Ngoài ra nên sử dụng 2 lần mỗi ngày, không nên súc miệng quá nhiều. Tránh sử dụng quá nhiều lần trong ngày nếu không được chỉ định bởi bác sĩ để tránh dẫn đến tăng khả năng bị tác dụng phụ. Nước súc miệng có chứa fluor chỉ nên sử dụng 1 lần mỗi ngày. Khi đang trong tình trạng viêm họng cũng không nên súc miệng quá nhiều lần vì sẽ khiến họng cảm thấy bỏng rát. Nếu đang bị viêm họng thì bạn chỉ nên súc miệng 3–4 lần/ngày.

Chọn dung dịch phù hợp theo thành phần
Nước súc miệng diệt khuẩn có nhiều thành phần như trên, với mục đích sát khuẩn, giảm viêm, giảm mùi hôi... khác nhau. Vì thế, tùy theo mục đích khác nhau như vệ sinh răng miệng, trị bệnh nha chu, làm trắng răng... mà chọn loại nước súc miệng có thành phần, tác nhân kháng khuẩn khác nhau.

Dùng sản phẩm phù hợp với tuổi
Trẻ em và người lớn sử dụng dung dịch nước súc miệng diệt khuẩn khác nhau. Bạn cần lưu ý kiểm tra thông tin trên nhãn sản phẩm. Hầu hết các sản phẩm hiện nay đều được khuyến cáo nên dùng cho trẻ từ 12 tuổi, không nên cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng.

Kết hợp dùng nước súc miệng với đánh răng
Bạn hãy nhớ rằng nước súc miệng không phải được sử dụng để thay thế cho việc đánh răng. Nước súc miệng không thể giúp loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây hại tới răng miệng, mà chỉ hỗ trợ làm sạch vi khuẩn sau bước đánh răng mà thôi. Ngay cả khi chúng có thể hữu ích trong việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh nha chu và sâu răng, chúng nên được sử dụng kết hợp với thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Ngoài ra nếu bạn gặp các vấn đề về răng miệng bạn nên đến thăm khám tại các phòng khám răng.

Không ăn gì trong vòng 30 phút sau khi dùng nước súc miệng chứa fluor
Nếu bạn đang dùng nước súc miệng chứa fluor, muốn chất fluor phát huy tác dụng của mình tốt nhất, bạn không nên ăn, uống bất cứ thứ gì hay đánh răng trong vòng 30 phút sau khi dùng nước súc miệng.
 
Các lưu ý khác
- Không nên nuốt nước súc miệng, bởi một số người cơ thể bị dị ứng với một chất nào đó có trong nước súc miệng nếu nuốt phải có thể gây hại cho sức khỏe.

- Không để tiếp xúc với tai và mắt. Rửa sạch bằng nhiều nước ngay khi để sản phẩm tiếp xúc với mắt. Nếu nghiêm trọng cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị.

- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trong trường hợp sử dụng thấy sưng hoặc kích ứng miệng.

- Không nên sử dụng quá ít hoặc quá nhiều vào mỗi lần sử dụng để tránh các kích ứng với da miệng khi quá nhiều hoặc không đủ nồng độ để diệt khuẩn khi quá ít.
Như vậy, dùng dung dịch nước súc miệng diệt khuẩn giúp hỗ trợ làm sạch răng miệng, ngăn ngừa sâu răng, mảng bám và mùi hôi. Với những đối tượng nguy cơ cao, súc miệng diệt khuẩn cũng được khuyến cáo để ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2. Lưu ý sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cũng đang lưu hành một số loại nước súc miệng, bạn có thể đến Bệnh viện, Nhà thuốc Bệnh viện để được tư vấn các thông tin cần thiết.
 

Nước súc miệng chứa muối NaCl


Nước súc miệng chứa Chlorhexidine


Nước súc miệng chứa Chlorhexidine


Nước súc miệng chứa Povidone-iod 1%,
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK