wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 87
  • Tổng truy cập: 16.690.134
Những cô giáo mang trên mình màu áo blouse trắng
Cập nhật: 20/11/2018
Lượt xem: 1.211
Việc đứng lớp giảng dạy đối với các cô giáo là rất vất vả, thế nhưng đối với những “cô giáo” mang trên mình màu áo blouse trắng thì vất vả đó dường như tăng lên gấp bội. Tuy các cô không đứng trên bục giảng nhưng ngày qua ngày dạy cho trẻ cách nói, viết, dạy trẻ từ những việc nhỏ nhặt nhất như vệ sinh tay,... Các cô giáo đó là những bác sĩ, điều dưỡng thuộc Đơn vị Tâm bệnh - Khoa Nhi Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.          
 

Có khi phải mất cả tuần, thậm chí tính bằng tháng trẻ mới có thể ý thức và tự mình làm được

     Nếu đến thăm các lớp học đặc biệt dành cho trẻ tự kỷ, tăng động giảm chú ý thì sẽ thấy rõ được sự nhọc nhằn, vất vả của những “giáo viên” ở đây. Các cô sẽ dạy trẻ từ những hành động đơn giản nhất như lau tay, rửa chân. Có khi phải mất cả tuần, thậm chí tính bằng tháng trẻ mới có thể ý thức và tự mình làm được. Những hành động vô cùng đơn giản với những trẻ bình thường như lắng nghe, im lặng thì lại là cả một vấn đề với trẻ tự kỷ. Dù được các cô hướng dẫn ngồi thành hàng ngay ngắn và mắt hướng lên phía trước nhưng chỉ sau khoảng 5 phút là các em trong lớp học mỗi em quay một chỗ. Em thì khóc, em thì quay lưng ra sau, em thì cắn bạn, em thì đập phá đồ chơi… Những lúc như vậy thay bằng những lời la mắng hay quát tháo thì trẻ lại nhận được những cử chỉ nhẹ nhàng, những câu nói động viên từ phía các cô.              

     Bà Phạm Thị Loan trú tại Khu 9 - Phường Quang Trung - Thành phố Uông Bí là phụ huynh của bé Trần Minh L. 3 tuổi, đang điều trị tại Đơn vị Tâm bệnh - Khoa Nhi bệnh viện có chia sẻ: “Trước đây, việc ở nhà nom cho cháu không quấy khóc, không nghịch ngợm, đập phá đồ và giúp cháu đi vệ sinh đối với bà là cả một sự vất vả. Sau 8 tháng tham gia lớp học giờ đây cháu đã có thể hiểu và làm theo những điều bà nói, cháu đã biết tự chủ khi muốn đi vệ sinh, đã biết tự rửa tay,... Nhìn thấy con, cháu mình tiến bộ hàng ngày có thể là niềm hạnh phúc bình dị với nhiều người nhưng với tôi đó là niềm hạnh phúc vô cùng to lớn”.              

     Vất vả, gian nan là vậy nhưng mỗi ngày được thấy các con một tiến bộ dù chỉ là những biểu hiện nhỏ cũng đủ khiến các “cô giáo” vui và hạnh phúc. Hơn nữa, khi được phụ huynh tin tưởng, đồng hành trong việc dạy dỗ các con, thấy danh sách các bạn được hòa nhập ngày một nhiều là động lực lớn nhất để các cô ở lớp học cho trẻ tự kỉ, tăng động giảm chú ý tại Đơn vị Tâm bệnh - Khoa Nhi luôn yêu nghề và hết lòng vì các con.                    

 

Để giúp trẻ sớm hòa đồng cần có sự chung tay của cả gia đình

     Nhân ngày 20/11- ngày Nhà giáo Việt Nam, các gia đình có trẻ đang tham học lớp Tự kỉ, tăng động giảm chú ý đã gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới tập thể đội ngũ thầy thuốc Đơn vị Tâm bệnh - Khoa Nhi. Chúc cho các cô luôn vững tâm vượt qua những khó khăn, áp lực để dành hết tâm sức dạy dỗ các con. Và trong một tương lai không xa, các con sẽ có thể đến trường, đến lớp học tập, vui chơi như bao bạn bè cùng trang lứa.
 

Đại diện các gia đình gửi những lẵng hoa chúc mừng đến các thầy thuốc Đơn vị tâm bệnh - Khoa Nhi


"Cô" và các "trò" tại lớp học đặc biệt
Các bài viết khác
Bé trai phải nhập viện do kẹp gót chân vào nan xe đạp(72 lượt xem)Phẫu thuật nội soi điều trị sỏi túi mật ở trẻ em(74 lượt xem)Gắp dị vật trong khí quản thành công cho những trường hợp phức tạp(127 lượt xem)Người đàn ông phản vệ độ III sau khi tự uống thuốc đau xương khớp(99 lượt xem)Đoàn kiểm tra chất lượng Sở Y tế đánh giá tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(104 lượt xem)Đái tháo đường thai kỳ - Không thể xem thường(81 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 05/2024/HCQT mua bình khí EO(18 lượt xem)Tiếp nhận nhiều trường hợp nhập viện do chó cắn(129 lượt xem)Phẫu thuật nội soi “một lỗ” điều trị thoát vị bẹn ở trẻ - Xâm lấn tối thiểu, an toàn tối đa(133 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí: Trao bệnh nhân sức khỏe và niềm tin(51 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 22.2/VT-TBYT mua sáp parafil(18 lượt xem)Nữ bác sĩ 35 năm cống hiến vì sức khỏe người bệnh(194 lượt xem) Sai lầm khi xử trí ban đầu cho người bị bỏng(160 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 24/2024/VT-TBYT sửa chữa đầu ghi cho hệ thống máy holter huyết áp đa đầu ghi(45 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 06/2024/HCQT mua dung dịch khử khuẩn(21 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 27-VTTBYT vật tư y tế thông thường lần 1 năm 2024-2025(56 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 26-VTTBYT khí cho máy phát tia Plasma lạnh(34 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 25-VTTBYT dịch lọc thận nhân tạo(36 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 22-VTTBYT bóng phát tia X(107 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 23/2024/VT-TBYT bảo dưỡng, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế cho các khoa cận lâm sàng(85 lượt xem)Cẩn trọng với dị vật đường tiêu hóa(125 lượt xem)Mẹ bầu cần biết về nút thắt dây rốn ở trẻ sơ sinh(149 lượt xem)Thông tin thường trực cấp cứu, vận chuyển cấp cứu 24/7 từ 01-31/3/2024(7.951 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 20/VT-TBYT kim 2 nòng cho phẫu thuật Phaco(74 lượt xem)Yêu cầu báo giá ngày 27/2/2024 quà tặng hiến máu(30 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 19/VT-TBYT cây đặt nội khí quản khó(97 lượt xem)Báo động đỏ cứu sống người đàn ông bị phình vỡ động mạch chủ(251 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK