wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 105
  • Tổng truy cập: 16.699.011
Phòng ngừa ngã cho người bệnh tại Bệnh viện
Cập nhật: 02/12/2021
Lượt xem: 9.002
Ngã là một tai nạn thường gặp có thể xảy ra với bất kỳ ai và ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên thường xảy ra ở người cao tuổi hoặc trẻ nhỏ, người khuyết tật hoặc người bệnh đang điều trị trong Bệnh viện. Khi đau, yếu các chức năng bảo vệ cơ thể bị suy giảm, do đó trong quá trình vận động, nguy cơ ngã luôn có thể xảy ra. Ngã làm cho người bệnh suy giảm chức năng, tăng gánh nặng bệnh tật, kéo dài thời gian điều trị, ngã có thể dẫn đến thương tích trầm trọng hoặc tử vong.

Nguyên nhân ngã ở người bệnh thường xảy ra do nhiều yếu tố, trong đó phổ biến là: Suy giảm sinh lý, miễn dịch, yếu cơ, mất thăng bằng, hạ huyết áp tư thế, suy giảm thị lực, uống rượu… Ngoài ra các yếu tố từ môi trường sống như cầu thang, nhà tắm không có tay vịn/thanh nắm, buồng bệnh/hành lang không đủ ánh sáng hoặc quá chói, đồ dùng không để gọn gàng, nhà tắm trơn trượt hoặc sàn không bằng phẳng, quần áo, giày dép kích cỡ không phù hợp, độ cao giường bệnh… Một yếu tố khác do tác dụng phụ của một số thuốc như: thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần, thuốc ngủ, thuốc điều trị sa sút trí tuệ, parkinson… cũng là nguy cơ gây ngã cho người bệnh. Tại Bệnh viện Việt Nam –Thụy Điển Uông Bí, ngã chiếm 5,5% - 5,7% số ca sự cố y khoa.

Để phòng ngừa ngã cho người bệnh, Bệnh viện Việt Nam –Thụy Điển đã xây dựng quy định phòng ngừa ngã tại bệnh viện. Theo đó 100% người bệnh vào viện được nhân viên y tế khai thác tiền sử và đánh giá nguy cơ ngã. Theo từng thời điểm, từng giai đoạn người bệnh được đánh giá lại nguy cơ để can thiệp phù hợp với tình trạng bệnh lý như sau phẫu thuật, thủ thuật hoặc khi tình trạng bệnh lý thay đổi. Dựa trên kết quả đánh giá nguy cơ ngã, nhân viên y tế lập kế hoạch chăm sóc, theo dõi.

 

Bảng điểm đánh giá nguy cơ ngã


Các bước can thiệp khi NB có nguy cơ

Với người bệnh có nguy cơ ngã Bệnh viện có các giải pháp: Sử dụng giường bệnh có thanh chắn, quy định mã màu phân biệt tình trạng người bệnh như: Người bệnh có nguy cơ ngã trung bình được treo biển cảnh báo màu vàng, người có nguy cơ ngã cao được treo biển màu đỏ tại đầu giường, thống nhất và tuyên truyền cho nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh để phối hợp hỗ trợ người bệnh. Bên cạnh đó thực hiện 5S để đảm bảo khoa, phòng gọn gàng ngăn nắp, không có đồ dùng, chướng ngại vật trên sàn nhà, lối đi. Quần áo, giầy dép của người bệnh được quan tâm, chú ý sắp xếp vừa kích cỡ. Tư vấn dinh dưỡng, giáo dục sức khỏe giúp người bệnh thay đổi lối sống, nâng cao thể trạng. Ngoài ra, Bệnh viện cũng xây dựng bản “Hướng dẫn các giai đoạn theo dõi và xử trí người bệnh sau khi ngã trong vòng 72 giờ”.

Bên cạnh đó việc kiểm tra, giám sát tuân thủ quy định ngã cũng được bệnh viện quan tâm tổ chức thực hiện hàng quý.

Để đảm bảo an toàn cho người bệnh tại Bệnh viện, phòng ngừa các sự cố y khoa nói chung và phòng ngừa ngã nói riêng:

+ Nhân viên y tế: Tuân thủ các quy định phòng ngừa ngã mà bệnh viện đã xây dựng và ban hành, hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh và người nhà cùng tuân thủ.

+ Người bệnh, người nhà người bệnh lắng nghe tư vấn, hướng dẫn và hợp tác với nhân viên y tế để để đảm bảo an toàn cho chính mình và người thân của mình.


 
          Chung tay vì sự an toàn của người bệnh


Hướng dẫn các giai đoạn theo dõi người bệnh sau khi ngã
Các bài viết khác
Xét nghiệm tìm kháng nguyên virus Dengue NS1 giúp bạn phát hiện bệnh sớm để điều trị và phòng bệnh kịp thời(624 lượt xem)Mẫu máu vỡ hồng cầu có ảnh hưởng đến các xét nghiệm hóa sinh không?(1.669 lượt xem)Bệnh táo bón(1.023 lượt xem)Vệ sinh môi trường nhằm kiểm soát nhiểm khuẩn Bệnh viện(2.030 lượt xem)Đo hoạt độ GGT trong máu(5.743 lượt xem)Giá trị xét nghiệm CK-MB và tỷ số CK-MB/CK (%) trong bệnh lý tim mạch(16.032 lượt xem)Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu – có nguy hiểm không?(1.981 lượt xem)Đảm bảo chất lượng trong việc xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng(4.775 lượt xem)Các xét nghiệm sinh hóa trong thai kỳ(3.274 lượt xem)Bàn luận về vấn đề dinh dưỡng ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính(1.660 lượt xem)Những lưu ý khi chăm sóc và theo dõi hậu môn nhân tạo(12.909 lượt xem)Lợi ích của xét nghiệm CRP trong chẩn đoán(9.032 lượt xem)Hội chứng chồng lấp Hen-COPD (ACOS)(9.218 lượt xem)Tiếp cận bệnh nhân phù(26.779 lượt xem)Xây dựng và đo lường chỉ số chất lượng tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí(3.169 lượt xem)Khảo sát hài lòng người lao động trong môi trường Bệnh viện(3.121 lượt xem)Một cách phân loại bệnh trĩ mới(6.165 lượt xem)Phòng ngừa nhiễm khuẩn ở người bệnh đặt thông tiểu(21.388 lượt xem)Giá trị của xét nghiệm định lượng CEA trong máu(18.364 lượt xem)Vài nét về vai trò của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán bệnh lý ruột thừa(8.842 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK