wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 128
  • Tổng truy cập: 16.693.223
Sàng lọc trước sinh - Những điều nên biết
Cập nhật: 26/09/2019
Lượt xem: 4.383
Dị tật bẩm sinh là những bất thường về cấu trúc và chức năng xuất hiện trước sinh. Các bất thường này gây ra dị tật, chậm phát triển tâm thần - vận động, và những vấn đề sức khoẻ khác.  Các dị tật bẩm sinh thường khó điều trị, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà ảnh hưởng đến khả năng sống, sinh hoạt, sự hoà nhập cộng đồng và tuổi thọ. Vì vậy dị tật bẩm sinh cần được tầm soát, sàng lọc và chẩn đoán sớm.

     Sàng lọc các dị tật bẩm sinh được thực hiện ở nhiều giai đoạn, trong đó sàng lọc và chẩn đoán trước sinh là việc sử dụng các kỹ thuật để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các dị tật bẩm sinh ngay trong giai đoạn bào thai.

     Hiện nay, tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test, Triple test và hỗ trợ thực hiện xét nghiệm NIPT.

     I. Xét nghiệm sàng lọc Double test
     Xét nghiệm sàng lọc Double test là gì?

     Là xét nghiệm định lượng hai chất β-hCG tự do và PAPP-A trong máu mẹ do nhau thai tiết ra. Hai chỉ số này sau đó được tính toán cùng với đo độ mờ da gáy, chiều dài đầu mông của thai nhi, tuổi mẹ, tuổi thai,…thông qua phần mềm để xác định nguy cơ thai dị tật cao hay thấp.
     
    Xét nghiệm sàng lọc Double test nên được thực hiện vào khoảng thời gian nào?
     Xét nghiệm Double test nên thực hiện vào quý I, tốt nhất là trong khoảng từ 11 tuần 2 ngày đến 13 tuần 6 ngày của thai kỳ.
     Mục đích của xét nghiệm Double test?
     Xét nghiệm Double test giúp phát hiện dấu hiệu của một số bệnh bất thường nhiễm sắc thể như: Hội chứng Down (Trisomy 21), Hội chứng Edwards (Trisomy 18), Hội chứng Patau (Trisomy 13).

     
     II. Xét nghiệm sàng lọc Triple test
     Xét nghiệm sàng lọc Triple test là gì?

     Xét nghiệm Triple test là một loại xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, định lượng nồng độ của 3 chất trong máu mẹ là:
     + AFP: là một loại protein được sản xuất bởi bào thai
     + hCG: là hormon được tiết ra bởi nhau thai
     + Estriol: là estrogen được sản xuất bởi bào thai và nhau thai
     Cũng như Double test, để có thể dự đoán chính xác mức độ nguy cơ dị tật thai nhi, cần phải kết hợp kết quả xét nghiệm của ba chất trên cùng với nhiều yếu tố khác (tuổi mẹ, cân nặng, chiều cao, tiền sử bệnh lý mẹ, thói quen, đơn thai hay đa thai, tuổi thai thời điểm làm xét nghiệm, tiền sử sản khoa của mẹ,…).

     Xét nghiệm sàng lọc Triple test nên được thực hiện vào khoảng thời gian nào?
     Triple test nên được thực hiện khi thai nhi được 14 đến 22 tuần (tốt nhất từ 15-18 tuần tuổi để cho kết quả chính xác nhất)
     
     Mục đích của xét nghiệm Triple test?
     Xét nghiệm Triple test cho biết thai có nguy cơ mắc một trong 3 bệnh di truyền như: Hội chứng Down (Trisomy 21), Hội chứng Edwards (Trisomy 18), Dị tật ống thần kinh.
     Những ai nên làm xét nghiệm sàng lọc Double test, Triple test?
     Theo khuyến cáo, tất cả những phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test/Triple test.
     Đặc biệt, với những thai phụ sau đây thì việc thực hiện xét nghiệm này còn quan trọng hơn và mang tính bắt buộc:
     + Tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh.
     + Trên 35 tuổi.
     + Đang sử dụng các chất có hóa chất gây hại cho thai nhi.
     + Thai phụ bị tiểu đường và có sử dụng insulin
     + Nhiễm virus trong quá trình mang thai.
     + Có tiếp xúc với chất phóng xạ liều lượng cao.
     + Có tiền sử sinh non, sảy thai, thai lưu chưa rõ nguyên nhân.
     + Có nghi ngờ hình ảnh dị tật trên kết quả siêu âm.
     + Vợ/chồng có bất thưởng NST, bất thường di truyền.

     III. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT
     Double test/Triple test là phương pháp sàng lọc thường quy nhưng không phải xét nghiệm chẩn đoán, các bác sĩ chỉ đưa ra kết luận thai nhi có nguy cơ thấp hay cao với các hội chứng mà không khẳng định được cụ thể thai nhi mắc dị tật bẩm sinh hay không.

     Khi kết quả xét nghiệm Double test/Triple test có nguy cơ cao, thai phụ được khuyên cần làm thêm xét nghiệm NIPT để đánh giá chính xác tình trạng sức khoẻ của thai nhi.

     Xét nghiệm sàng lọc NIPT là gì?
     Trong quá trình mang thai, một lượng ADN của thai nhi được giải phóng và di chuyển tự do trong máu mẹ, người ta gọi các ADN này là ADN tự do (cfDNA). NIPT – illumina là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, phát hiện các dị tật thai nhi liên quan đến bất thường số lượng nhiễm sắc thể dựa trên xét nghiệm ADN của thai nhi qua máu mẹ.  
     Xét nghiệm NIPT– illumina cho kết quả chính xác lên đến 99,99%. Đặc biệt, có thể phát hiện dị tật ngay ở tuần thai thứ 10 - tuổi thai khá sớm so với các phương pháp khác.

     Xét nghiệm sàng lọc NIPT nên được thực hiện vào khoảng thời gian nào?
     Những bất thường về nhiễm sắc thể có thể sàng lọc khá sớm từ tuần thai thứ 10.

     Mục đích của xét nghiệm NIPT?
     NIPT có thể phát hiện:
 

Đối với thai đơn Đối với thai đôi
Các bất thường về số lượng NST
+ Hội chứng Down (tam nhiễm NST 21)
+ Hội chứng Edwards (tam nhiễm NST 18)
+ Hội chứng Patau (tam nhiễm NST 13)
Bất thường NST giới tính
+ Hội chứng Turner (monosomy X)
+ Hội chứng Klinefelte (XXY)
+ Thể tam nhiễm XXX
+ Hội chứng Jacobs (XYY)
+ Phát hiện những NST bất thường còn lại
Các đột biến vi mất đoạn
+ Hội chứng Digeorge
+ Hội chứng Angelman
+ Hội chứng Wolf-Hirschhorn
+ Hội chứng Cri-du-chat
+ Hội chứng mất đoạn 1p36
Các bất thường về số lượng NST
+ Hội chứng Down (tam nhiễm NST 21)
+ Hội chứng Edwards (tam nhiễm NST 18)
+ Hội chứng Patau (tam nhiễm NST 13)
Một số bât thường khác có nguyên nhân từ bất thường NST có thể phát hiện sớm:
+ Hội chứng Turner (monosomy X)
+ Hội chứng Klinefelte (XXY)
+ Thể tam nhiễm XXX
+ Hội chứng Jacobs (XYY)
+ Phát hiện những NST bất thường còn lại
 
      Những ai nên làm xét nghiệm sàng lọc NIPT?
     + Trên 35 tuổi
     + Tiền sử sinh có con dị tật bẩm sinh, sẩy thai liên tiếpthai chết lưu
     + Kết quả siêu âm bất thường hoặc kết quả xét nghiệm Double test/Triple test thuộc nhóm nguy cơ cao
     + Gia đình có tiền sử mắc bệnh di truyền liên quan đột biến nhiễm sắc thể
 
     Khi có nhu cầu làm xét nghiệm NIPT, thai phụ sẽ được tư vấn lấy mẫu máu. Mẫu này sẽ được bảo quản và chuyển đến Khoa Hoá Sinh - Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí thực hiện các quy trình tiếp theo. Kết quả sẽ có trong vòng 7-10 ngày.
 
     ***Cần chuẩn bị những gì trước khi làm xét nghiệm Double test, Triple test và NIPT?
     Đây là những xét nghiệm thông qua máu mẹ để định lượng các chất, không gây nguy hại cho thai nhi, không gây đau cho thai phụ và có thể làm và bất kỳ thời gian nào trong ngày, không liên quan đến chế độ ăn. Vì vậy thai phụ duy trì chế độ ăn bình thường trong ngày làm xét nghiệm.

     Thai phụ cần cung cấp các thông tin liên quan đến nghề nghiệp, bệnh nội-ngoại khoa, bệnh di truyền của bố - mẹ; tiền sử sản khoa, chiều cao, cân nặng, ngày đầu kỳ kinh cuối... để hỗ trợ việc xét nghiệm, chẩn đoán của thầy thuốc.


Các bài viết khác
Bé trai phải nhập viện do kẹp gót chân vào nan xe đạp(78 lượt xem)Phẫu thuật nội soi điều trị sỏi túi mật ở trẻ em(76 lượt xem)Gắp dị vật trong khí quản thành công cho những trường hợp phức tạp(129 lượt xem)Người đàn ông phản vệ độ III sau khi tự uống thuốc đau xương khớp(100 lượt xem)Đoàn kiểm tra chất lượng Sở Y tế đánh giá tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(104 lượt xem)Đái tháo đường thai kỳ - Không thể xem thường(81 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 05/2024/HCQT mua bình khí EO(18 lượt xem)Tiếp nhận nhiều trường hợp nhập viện do chó cắn(129 lượt xem)Phẫu thuật nội soi “một lỗ” điều trị thoát vị bẹn ở trẻ - Xâm lấn tối thiểu, an toàn tối đa(135 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí: Trao bệnh nhân sức khỏe và niềm tin(51 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 22.2/VT-TBYT mua sáp parafil(18 lượt xem)Nữ bác sĩ 35 năm cống hiến vì sức khỏe người bệnh(195 lượt xem) Sai lầm khi xử trí ban đầu cho người bị bỏng(160 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 24/2024/VT-TBYT sửa chữa đầu ghi cho hệ thống máy holter huyết áp đa đầu ghi(46 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 06/2024/HCQT mua dung dịch khử khuẩn(21 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 27-VTTBYT vật tư y tế thông thường lần 1 năm 2024-2025(56 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 26-VTTBYT khí cho máy phát tia Plasma lạnh(34 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 25-VTTBYT dịch lọc thận nhân tạo(36 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 22-VTTBYT bóng phát tia X(107 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 23/2024/VT-TBYT bảo dưỡng, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế cho các khoa cận lâm sàng(85 lượt xem)Cẩn trọng với dị vật đường tiêu hóa(125 lượt xem)Mẹ bầu cần biết về nút thắt dây rốn ở trẻ sơ sinh(149 lượt xem)Thông tin thường trực cấp cứu, vận chuyển cấp cứu 24/7 từ 01-31/3/2024(7.951 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 20/VT-TBYT kim 2 nòng cho phẫu thuật Phaco(74 lượt xem)Yêu cầu báo giá ngày 27/2/2024 quà tặng hiến máu(30 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 19/VT-TBYT cây đặt nội khí quản khó(97 lượt xem)Báo động đỏ cứu sống người đàn ông bị phình vỡ động mạch chủ(251 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK