wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 74
  • Tổng truy cập: 17.146.783
Sử dụng an toàn Isulin
Cập nhật: 26/06/2020
Lượt xem: 1.860
Được khám phá và thử nghiệm lần đầu tiên cho người vào năm 1922, đến nay việc sử dụng insulin ngày càng trở nên phổ biến trong điều trị đái tháo đường, đặc biệt là bệnh nhân được kê đơn để tự điều trị ngoại trú tại nhà. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc một cách an toàn, hợp lý, cần có những kiến thức cơ bản để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn.
 

Cần sử dụng Isulin một cách an toàn để tránh những tác dụng không mong muốn

Insulin là gì và được chỉ định khi nào?
Insulin là hormon được tiết ra từ tuyến tụy của người và động vật. Trong cơ thể, insulin là hormon duy nhất có tác dụng làm hạ đường huyết. Do đó, insulin được sử dụng trong điều trị đái tháo đường.

Khi mới ra đời, insulin được sản xuất từ nguồn động vật, bao gồm insulin bò và insulin lợn, tuy nhiên các sản phẩm này có tỷ lệ gây dị ứng cao nên không còn được sử dụng nữa. Hiện nay, các sản phẩm insulin lưu hành trên thị trường đều là các insulin người được sản xuất bằng công nghệ sinh học, từ 2 nguồn chính là vi khuẩn hoặc nấm men.

Insulin là thuốc điều trị chủ đạo trong đái tháo đường type I (thiếu hụt hoàn toàn insulin) và những bệnh nhân đái tháo đường type II không đạt hiệu quả kiểm soát đường huyết mong muốn với các thuốc dùng uống, cũng như điều trị đái tháo đường trong thai kỳ.

Hiện nay, Insulin có 2 dạng đóng gói chính: Lọ thuốc tiêm Insulin (chứa 10ml thuốc) hoặc bút tiêm Insulin (chứa 3 ml thuốc). Để sử dụng dạng lọ, người bệnh cần thêm 1 bơm tiêm Insulin để lấy thuốc, ngược lại, để sử dụng bút tiêm, người bệnh cần có kim tiêm gắn vào đầu bút.

Lưu ý khi sử dụng Insulin
Tiêm insulin đúng vị trí
Insulin được tiêm dưới da, ở các vị trí như vùng bụng, bắp tay, đùi và mông. Một tác dụng phụ tại chỗ hay gặp khi điều trị với insulin là tình trạng loạn dưỡng mỡ. Tác dụng phụ này có thể được hạn chế bằng cách luân phiên giữa các vùng tiêm và trong mỗi vùng tiêm, lại luân phiên giữa các vị trí tiêm (cách nhau 2-3 cm). Bệnh nhân không bao giờ được tiêm vào vùng da bị loạn dưỡng, da viêm, bị loét hay nhiễm trùng. Ngoài ra khi tiêm cần lưu ý:

- Mỗi bút tiêm chỉ nên dùng cho một bệnh nhân. Một lọ tiêm có thể sử dụng cho nhiều bệnh nhân (nếu có cùng chỉ định), nhưng mỗi lần tiêm phải sử dụng bơm tiêm khác nhau.

- Trước khi tiêm, cần làm ấm và đồng nhất thuốc bằng cách lăn tròn lọ hoặc bút tiêm giữa hai lòng bàn tay 10 lần.

- Giữ kim tiêm ít nhất 6 giây sau khi tiêm xong để đảm bảo thuốc đã được tiêm hết theo liều lượng đã chọn.

- Nên sát trùng vị trí tiêm trước và sau khi tiêm.

Bảo quản đúng nhiệt độ
Sản phẩm Insulin chưa sử dụng (chưa mở nắp lần đầu) phải được bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC trong ngăn mát tủ lạnh, tránh không được để đông lạnh. Nếu sản phẩm Insulin đã sử dụng, tức là đã mở nắp lần đầu thì phải được bảo quản ở nhiệt độ phòng dưới 25oC, tránh ánh nắng trực tiếp, thời gian sử dụng từ 4-6 tuần tùy theo hướng dẫn của mỗi nhà sản xuất.

Không được tự ý đổi thuốc
Cần lưu ý là các sản phẩm Insulin trên thị trường không giống nhau. Tuy cùng nguồn gốc là Insulin người nhưng các nhà sản xuất sẽ điều chỉnh cấu trúc phân tử, tạo ra các chất tương tự Insulin (Insulin-analog) cũng có tác dụng hạ đường huyết, nhưng khác nhau về thời gian, tác dụng, có thể ngắn lại hoặc kéo dài ra, nhằm mục đích tạo thuận tiện cho người sử dụng và “bắt chước” tốt nhất tác dụng sinh lý của Insulin trong cơ thể người. Vì vậy, khi bác sĩ đã kê đơn một sản phẩm Insulin cụ thể cho người bệnh, người bệnh chỉ nên sử dụng sản phẩm Insulin đó, không được tự ý thay đổi sang sản phẩm Insulin khác.

Không dùng quá liều
Quá liều Insulin gây hạ đường huyết, nếu đường huyết giảm quá mức có thể dẫn đến hôn mê và thậm chí gây tử vong nếu không xử trí kịp thời. Các dấu hiệu thường gặp của hạ đường huyết bao gồm: Mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn thị giác, cảm giác đói, toát mồ hôi, run tay. Khi đó, người bệnh cần dùng ngay một loại đường dễ hấp thu (ngậm viên đường, viên kẹo). Nếu các triệu chứng vẫn không cải thiện, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời. Do đó, người bệnh không bao giờ được dùng quá liều Insulin đã được bác sĩ chỉ định.
 
Hiện tại, tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đang lưu hành một số sản phẩm Insulin dạng bút tiêm và dạng lọ. Nhân viên y tế và người bệnh cần chú ý phân biệt, kiểm tra kỹ sản phẩm đối chiếu với đơn thuốc của bác sỹ trước khi sử dụng để tránh nhầm lẫn.

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK