Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 100
  • Tổng truy cập: 17.177.555
Thông tin Hội nghị tổng kết dự án NeoKIP tỉnh Quảng Ninh, 2008 - 2011
Cập nhật: 10/05/2012
Lượt xem: 564
THÔNG TIN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ SƠ SINH (NeoKIP) TỈNH QUẢNG NINH, 2008-2011.

Ngày 10 tháng 5 năm 2012, UBND tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Bộ Y tế), Trường Đại học Uppsala (Thụy Điển) phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án Tăng cường Chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh - NeoKIP (Neonatal Health  Knowledge Into Practice), một nghiên cứu hợp tác giữa Việt Nam và Thụy Điển triển khai tại tỉnh Quảng Ninh được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Quảng Ninh.

     Đến dự có các đại biểu: bà Vũ Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;  bà Trần Thanh Bình, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ninh, lãnh đạo sở y tế Quảng Ninh; lãnh đạo các thành phố,  huyện, thị xã, các bệnh viện, Trung tâm y tế; các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Uppsala Thụy Điển (GS.TS. Uwe Ewald, GS.TS. Lars-Ake, GS.TS. Mats Malqvits…);  Bộ Y tế, Trung tâm nghiên cứu độc lập về sức khỏe cộng đồng, bệnh viện Nhi Trung Ương, lãnh đạo bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, các thành viên tham gia nghiên cứu của dự án…

Tiến sĩ Trần Quang Huy và Thạc sĩ Nguyễn Thu Nga đại diện cho nhóm nghiên cứu đã trình bày kết quả  nghiên cứu của dự án, các đại biểu tham dự hội nghị đã thực sự ấn tượng về giá trị khoa học và đóng góp của dự án cho công tác chăm sóc sức sơ sinh thông qua những số liệu về kết quả hoạt động chăm sóc và giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh tại các địa phương thực hiện can thiệp của dự án.

          NeoKIP (Neonatal Knowledge Into Practice) là dự án tăng cường chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh hợp tác giữa Việt Nam và Thụy Điển, được triển khai tại Quảng Ninh từ năm 2008 đến 2011. Giám đốc Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí và GS. TS. Uwe EwaldBệnh viện Trường Đại học Uppsala (Thụy Điển) là đồng Chủ nhiệm dự án. 

          Dự án NeoKip được triển khai can thiệp tại 44 xã của 8 huyện, thị, thành phố trên địa bàn Quảng Ninh từ  tháng 7- 2008 đến hết tháng 6 - 2011. Mục tiêu của Dự án: đánh giá kết quả hỗ trợ của nhóm tăng cường chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh tại địa phương để nâng cao sức khoẻ và giảm tử vong sơ sinh ở tỉnh; xác định nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Các biện pháp chủ yếu của dự án là tập trung điều tra cơ bản nguyên nhân tử vong sơ sinh, thu thập số liệu, tư vấn phụ nữ có thai tại nhà, tuyên truyền tại các cuộc họp, tư vấn phụ nữ có thai tại các trạm y tế; tuyên truyền qua hệ thống loa, đài, viết bản tin tuyên truyền…

Với các biện pháp chủ yếu dựa vào nhân lực sẵn có từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, Dự án đã huy động được sự vào cuộc của cộng đồng trong chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ sơ sinh. Ở 44 xã can thiệp, tỷ lệ phụ nữ đi khám thai và tiêm phòng uốn ván đạt trên 90%, cao hơn từ 7- 9% so với các xã không được can thiệp. Phụ nữ sinh con ở các cơ sở y tế tại các xã can thiệp đạt 91%, cao hơn 4% so với các xã không can thiệp... Từ tháng 7- 2008 đến hết tháng 6- 2011, số tử vong sơ sinh ở các xã có Dự án giảm dần. Năm 2008, tỷ lệ này là 19,2%o thì đến năm 2011 chỉ còn 11,6%o.

          Bà Vũ Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, nguyên Giám đốc Sở Y tế, phó trưởng ban điều hành dự án đã biểu dương, ghi nhận những kết quả của Dự án trong thời gian qua; đồng thời  cảm ơn Trường Đại học UPPSALA (Thụy Điển), Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã triển khai Dự án NeoKip tại Quảng Ninh và các tổ chức tại Thụy Điển đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho Quảng Ninh.  Mặc dù Dự án kết thúc, song đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với Hội LHPN tỉnh tiếp tục  duy trì các giải pháp để nhân rộng mô hình của dự án ra các xã trên địa bàn. Trong đó, chú trọng đến việc khai thác, tạo sự vào cuộc của các nguồn lực sẵn có trên địa bàn. Đồng chí mong muốn tỉnh tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và triển khai các dự án khác của các tổ chức quốc tế, Bộ Y tế, Bệnh viện Việt Nam- Thuỵ Điển trong phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nói chung, trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho người dân nói riêng.

 Bà Trần Thanh Bình - Phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đánh giá cao những kết quả của dự án, bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí và tỉnh Quảng Ninh đã phát huy được hỗ trợ quốc tế để thực hiện  dự án có ý nghĩa cho mục tiêu quốc gia về chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Bà rất quan tâm đến kinh nghiệm hoạt động của dự án là dự án can thiệp cộng đồng nhưng không có kinh phí cho các hoạt động và cho các cán bộ tham gia, các cán bộ cơ sở tham gia hoạt động cho dự án hoàn toàn tình nguyện, trong đó có vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ trong việc tham gia dự án với nhiều chức năng: Tham gia Ban điều hành dự án, là cán bộ hỗ trợ, thành viên Ban Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh, khẳng định vai trò của cán bộ phụ nữ không có chuyên môn y tế cũng tham gia có hiệu quả trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh…

Tiến sĩ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu độc lập về sức khỏe cộng đồng đánh giá cao về phương pháp khoa học của thiết kế nghiên cứu. Kết quả của dự án đã đưa ra bằng chứng về vai trò của công tác xã hội đối với chăm sóc y tế. Trong đó thành công của dự án là đã làm thay đổi, xoay chuyển cách nhìn nhận, tiếp cận vấn đề, giúp thúc đẩy các tiềm năng sẵn có của xã hội, của cộng đồng, giúp cho cộng đồng tự xác định  vấn đề, đồng thời đưa ra giải pháp để thúc đẩy sự  thay đổi. Giải pháp này là biện pháp can thiệp hiệu quả và bền vững.  

Giáo sư Uwe Ewald và giáo sư Lars Ake Persson rất vui mừng phấn khởi về sự thành công của dự án không chỉ có sự tham gia đóng góp tích cực đơn thuần của nhóm nghiên cứu mà còn là sự đóng góp chia sẻ của cả các cấp lãnh đạo, y tế, hội phụ nữ địa phương. Điều này tạo ra sự khác biệt cho dự án NeoKIP tỉnh Quảng Ninh. Các giáo sư Thụy Điển rất mong muốn phương pháp khoa học đã áp dụng thành công trong dự án NeoKIP được duy trì và nhân rộng ra tại Quảng Ninh, Việt Nam và thế giới, góp phần thực hiện Tiến trình toàn cầu vì Mục tiêu Thiên niên kỷ 4 (MDG 4) về giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi và tử vong sơ sinh. 

Rất nhiều ý kiến tham luận đại diện cho Hội phụ nữ, cán bộ y tế xã, cán bộ hỗ trợ, lấy số liệu... về kinh nghiệm thu được từ dự án, những bài học và đề xuất các biện pháp thúc đẩy chương trình chăm sóc, giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh…

  Kết luận hội nghị, Tiến sĩ Trần Viết Tiệp-Giám đốc bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, trưởng ban điều hành dự án NeoKIP phía Việt Nam ghi nhận và cảm ơn sự đánh giá cao của các vị đại biểu với thành công của dự án.  Thay mặt cho ban điều hành dự án Giáo sư Uwe Ewald, giáo sư Lars Ake, Tiến sĩ Trần Viết Tiệp, bà Vũ Thị Thu Thủy trân trọng ghi nhận và cảm ơn tất cả các thành viên đã tham gia đóng góp cho dự án, ghi nhận và biểu dương các cán bộ khoa học Thụy Điển, Thạc sĩ Nguyễn Thu Nga và các thành viên trong nhóm nghiên cứu, đặc biệt các cán bộ tại cơ sở xã-phường về sự nỗ lực làm việc trong dự án, cảm ơn sự tham gia đóng góp vào kết quả nghiên cứu dự án của hơn 1600 bà mẹ tại các địa điểm nghiên cứu.

 
Một số hình ảnh của hội nghị:

 

Tiến sĩ Trần Viết Tiệp - Giám đốc bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Trưởng ban điều hành dự án - phát biểu  khai mạc Hội nghị


 

GS.TS. Uwe Ewald - Trường Đại học Uppsala Thụy Điển - phát biểu khai mạc Hội nghị


 

Bà Vũ Thị Thu Thủy - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại Hội Nghị


 

GS.TS. Lars-Ake - Trường Đại học Uppsala Thụy Điển - phát biểu tại Hội nghị

 
 
Ts. Trần Quang Huy và THs. Nguyễn Thu Nga -đại diện nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả nghiên cứu của Dự án

 

 

 

 

Các đại biểu dự Hội nghị
 

 
 
Bà Trần Thanh Bình - Phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam - phát biểu tại Hội nghị

 

BS. Nguyễn Duy Hưng - Phó Giám đốc sở Y tế Quảng Ninh - phát biểu tại Hội nghị

 
 
Bà Vũ Thị Thu Thủy- Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chụp ảnh lưu niệm với các GS.TS trường đại học Uppsala Thụy Điển và bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí 
 
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK