Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 20
  • Tổng truy cập: 17.220.526
Xét nghiệm định lượng CRP trong máu
Cập nhật: 28/06/2023
Lượt xem: 2.505
Protein phản ứng C hay C-reactive protein (CRP) là chất chỉ điểm (marker) của giai đoạn cấp. Định lượng nồng độ CRP trong máu giúp chẩn đoán và theo dõi bệnh lý liên quan đến quá trình viêm nhiễm và tổn thương mô.

Xét nghiệm CRP là gì?
CRP là thành phần không thể thiếu trong phản ứng của hệ miễn dịch đối với các tổn thương hay nhiễm trùng. Bình thường sẽ không xuất hiện protein này trong máu hoặc xuất hiện với nồng độ rất thấp, và khi xuất hiện tình trạng viêm cấp cùng với sự phá hủy mô trong cơ thể sẽ kích thích sự sản xuất protein này của gan và nồng độ protein C trong huyết thanh sẽ tăng nhanh, do đó CRP được biết đến là chất chỉ điểm cho phản ứng viêm trong cơ thể.

Khi nào cần xét nghiệm định lượng CRP trong máu?
Thông thường, kể từ khi có tình trạng viêm, chỉ số CRP sẽ tăng điển hình trong vòng 6 giờ, đạt đỉnh vào khoảng 48 giờ, thời gian bán huỷ tương đối ngắn khoảng 19 giờ (sau khi quá trình viêm giảm), do vậy có thể xác định tình trạng viêm sớm hơn với xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu. Giá trị của CRP cũng không chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi globulin máu và hematocrit nên có giá trị chẩn đoán khi nồng độ globulin hoặc hematocrit máu thay đổi.

Với bệnh nhân điều trị nhiễm trùng hay ung thư, xét nghiệm CRP đặc biệt quan trọng để đánh giá hiệu quả điều trị. Nồng độ CRP sẽ tăng lên nhanh, giảm xuống bình thường theo đúng chu kỳ nếu bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt.

CRP có ý nghĩa quan trọng trong theo dõi kết quả điều trị cũng như trong biến chứng nhiễm khuẩn. CRP tăng vào giờ thứ 4-6 sau phẫu thuật, đạt đỉnh vào khoảng ngày 2-3, giảm dần sau đó. Trong trường hợp có biến chứng sau mổ, nồng độ CRP có khuynh hướng cao hơn và kéo dài hơn (so với không biến chứng).

Quá trình viêm đóng vai trò chính trong hình thành mảng xơ vữa, cơ chế chính trong sinh bệnh học của bệnh mạch vành. CRP là marker đáp ứng các kích thích bao gồm xơ vữa, tổn thương, thiếu máu và hoại tử, được sử dụng để đánh giá nguy cơ của bệnh mạch vành. So với các yếu tố nguy cơ truyền thống, CRP-hs là yếu tố tiên lượng quan trọng, kết hợp với các yếu tố khác như Cholesterol, LDL-C, Triglycerid, Glucose… làm tăng khả năng tiên lượng bệnh. 

 

Cơ chế gây xơ vữa động mạch của CRP và các lipid máu (Hình ảnh minh họa)

Theo Hiệp hội Tim mạch (The American Heart Association – AHA) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh của Mỹ (US Centers for Disease Control and Prevention - CDC), phân nhóm nguy cơ bệnh mạch vành ở người bình thường theo nồng độ CRP-hs như sau:

+ CRP-hs < 1.0 mg/l: Nguy cơ thấp.
+ CRP-hs từ 1.0-3.0 mg/l: Nguy cơ trung bình.
+ CRP-hs >3.0 mg/l: Nguy cơ cao nhất.

Những người có chỉ số CRP-hs cao hơn có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch, và những người có giá trị thấp hơn có nguy cơ ít hơn. Những bệnh nhân có kết quả CRP-hs ở giá trị bình thường cao có nguy cơ bị đau tim gấp 1.5 đến 4 lần so với những người có chỉ số CRP-hs ở mức thấp nhất trong giới hạn cho phép.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả định lượng CRP trong máu?

 

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK