Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 118
  • Tổng truy cập: 17.208.006
Để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh trong dịp Tết Nguyên Đán
Cập nhật: 10/02/2024
Lượt xem: 176
Dịp Tết Nguyên Đán 2024 là dịp để những người con xa quê được trở về đoàn tụ với gia đình, để những người thân yêu được kết nối lại gần nhau hơn, là dịp mà mọi người trang hoàng nhà cửa để đón chào năm mới… Bên cạnh đó không thể thiếu các bữa ăn đặc trưng của ngày Tết với bữa cơm gia đình, những cuộc liên hoan… Và bạn có biết rằng, đây cũng chính là lúc hệ Tiêu Hóa của chúng ta phải làm việc năng suất hơn, tích cực hơn và vô tình đó lại là những gánh nặng lên cho hệ tiêu hóa.


Vậy chúng ta phải làm gì để vừa có những ngày Tết vui vẻ ấm áp, vừa có hệ tiêu hóa khỏe mạnh để tận hưởng trọn vẹn những tinh hoa của ngày Tết cổ truyền.

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đưa ra một số lời khuyên cho bạn như sau:

1. Không bỏ bữa: Trong những ngày Tết chúng ta thường ăn không đúng các bữa như sáng, trưa, tối mà chuyển thành các bữa ăn với những khung giờ khác nhau, tùy theo thời gian của các vị khách tới nhà chơi. Việc thay đổi giờ giấc ăn uống sẽ khiến hệ tiêu hóa phải thay đổi để thích nghi, như vậy sẽ khiến đảo lộn hoạt động của hệ tiêu hóa và có thể gây ra các tình trạng như chậm tiêu hoặc tăng tiết acid quá mức, dễ gây các cơn đau dạ dày… Chúng ta nên giữ giờ giấc ăn uống như thường quy, bên cạnh đó có thể ăn thêm một số bữa nhẹ để không mất đi không khí Tết cổ truyền.

2. Tránh tích trữ thực phẩm: Ngày Tết đa số mọi nhà đều tích trữ rất nhiều thực phẩm như thịt, cá, rau củ… Việc tích trữ thực phẩm quá lâu và nhiều trong dịp Tết sẽ khiến thực quản bảo quản không được tốt, mất đi chất dinh dưỡng và có thể sản sinh ra các chất có hại cho cơ thể.

3. Hạn chế rượu bia và đồ có gas: Dịp Tết không thể tránh khói việc sử dụng bia rượu và đồ uống có gas, nhưng cần có chừng mực vì đây đều là những yếu tố tác động xấu lên không chỉ hệ tiêu hóa mà còn cả hệ tim mạch của bạn.

4. Cân bằng ăn các nhóm chất: Bạn cần hạn chế dầu mỡ, tăng cường rau xanh hoa quả. Những ngày Tết, bạn thường lãng quên việc ăn rau củ quả do có quá nhiều các món ăn khác nhau. Tuy nhiên, điều này lại vô tình gây ảnh hưởng tới đường tiêu hóa. Các loại rau xanh và trái cây tươi là nhóm thực phẩm cung cấp chất xơ, nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho hoạt động hệ tiêu hóa.

5. Vận động, thể dục đều đặn: Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như tinh thần sảng khoái, đào thải các gốc tự do giúp giảm viêm, tăng cường máu đến gan để thải độc nhanh và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.. Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, bơi lội hay các môn thể thao như tennis, cầu lông có thể giúp bạn duy trì sự khỏe mạnh đón Tết.

6. Thư giãn, tránh căng thẳng stress: Giữ trạng thái tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng bởi những bận bịu công việc cuối năm. Căng thẳng có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, có mối liên quan đến tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày.
               
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng giúp cho chúng ta có những ngày Tết thật trọn vẹn. Bên cạnh việc bảo vệ sức khỏe bằng việc duy trì lối sống tốt, chúng ta cũng cần đi khám sức khỏe định kì, để phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe để điều trị kịp thời.
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK