Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 392
  • Tổng truy cập: 17.363.210
Hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh có hậu môn nhân tạo
Cập nhật: 19/04/2024
Lượt xem: 109
Hậu môn nhân tạo (HMNT) là lỗ mở chủ động ở đại tràng hoặc hồi tràng ra da để đưa toàn bộ phân ra ngoài thay thế hậu môn thật.

Hình ảnh minh họa

Dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe và quá trình khỏi bệnh của người bệnh có HMNT. Trong 2 tuần đầu sau phẫu thuật và giai đoạn sau đó người bệnh cần lưu ý chế độ ăn để vị trí đặt HMNT nhanh phục hồi, tránh tắc ruột, tạo khí… Trong thời gian nằm viện, khoa dinh dưỡng của Bệnh viện sẽ cung cấp chế độ ăn phù hợp cho người bệnh có HMNT. Tùy thuộc vào thời gian đặt HMNT vĩnh viễn hoặc tạm thời, người bệnh cần lưu ý chế độ ăn như sau:

- Trong 2 tuần đầu cần hạn chế chất xơ, cứng, dai, khó tiêu (măng, vỏ trái cây, dưa muối…), sau đó có thể ăn chế độ ăn thông thường.

- Ăn nhiều bữa trong ngày (4 – 6 bữa/ngày), không bỏ bữa. Các bữa ăn nhỏ thường xuyên rất tốt cho cơ thể hơn và tạo ít khí hơn.

- Hạn chế gia vị ớt, tiêu, thực phẩm chế biến sẵn như bún phở, miến, xúc xích, thịt hộp, giò chả…; Hạn chế ăn quá nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, hạn chế bia, rượu, cà phê, nước ngọt có gas, nước tăng lực, nước đá lạnh, thuốc lá…

- Nhai kỹ thức ăn để tiêu hóa được dễ dàng. Ăn từ từ, nuốt chậm, nên ăn đa dạng các loại thức ăn, không ăn quá nhiều 1 loại. Khi ăn thức ăn mới khiến cơ thể khó chịu thì nên ngưng ăn trong vài tuần và thử lại sau.

- Uống đủ nước mỗi ngày, vì cơ thể sẽ bị mất nước nhiều qua HMNT.

- Tránh nhai kẹo cao su hoặc uống nước bằng ống hút.

- Khí sinh ra trong ruột là bình thường nhưng nếu sinh quá nhiều cần hạn chế các thực phẩm sinh khí và mùi như: Táo, chuối, nho, dưa hấu, bông cải xanh, cải bruxen, cải bắp, súp lơ, củ cải, ngô, dưa chuột, măng tây, đậu khô, tiêu xanh, hành, sản phẩm từ trứng, sữa, thức ăn nhiều dầu mỡ, nước uống có ga, bia… và tăng cường ăn sữa chua.

- Lưu ý một số thực phẩm nếu ăn lượng nhiều hoặc không nhai kỹ có thể gây tắc nghẽn ruột như: ngô, bắp rang bơ, trái cây khô, dứa, nấm, các loại đậu, dồi thịt, xà lách trộn, các loại hạt giống, cần tây…

- Nếu HMNT đặt tại hỗng tràng (ruột non) sẽ gây mấy nhiều muối, kali và nước trong dịch phân nên chế độ ăn cần bổ sung thêm natri và kali, tăng cường uống nước không ga, không đường cả ngày. Bản thân người bệnh cần theo dõi phân, nước tiểu hàng ngày để điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp, tránh tình trạng sụt cân không mong muốn.
 
Người bênh có thể tới phòng khám và tư vấn dinh dưỡng tại các Bệnh viện để được các chuyên gia dinh dưỡng khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tư vấn lựa chọn thực phẩm, xây dựng thực đơn mẫu phù hợp với bệnh lý của bản thân.

 
Khoa Dinh dưỡng
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK