Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 78
  • Tổng truy cập: 20.185.363
Hormon tăng trưởng GH càng nhiều liệu có phải càng tốt
Cập nhật: 02/04/2024
Lượt xem: 262
GH (Growth hormon) là hormon tăng trưởng được tiết ra ở thùy trước tuyến yên có tác dụng:
+ Kích thích sự tăng sinh tổ chức sụn và đầu xương, tăng hiện tượng cốt hóa ngoài màng xương.
+ Tăng khối lượng cơ, giảm khối lượng mỡ trong cơ thể.
+ Tăng mức lọc cầu thận, tăng co bóp cơ tim.
+ Tăng glucose huyết do kháng insulin, tăng acid béo tự do.

Đây là hoormon rất có lợi cho cơ thể nhưng khi khối u vùng tuyến yên gây tăng tiết GH hoặc tình trạng lạm dụng GH ở các vận động viên và người bệnh dùng để duy trì tuổi trẻ sẽ gây ra các bệnh lý nghiêm trọng.

Tình trạng tăng tiết GH quá mức xảy ra ở trước tuổi dậy thì khi các sụn liên hợp chưa cốt hóa sẽ gây ra bệnh khổng lồ, còn khi xảy ra sau tuổi dậy thì sẽ gây ra bệnh to các viễn cực.

Biểu hiện lâm sàng:
+ Cơ thể to thô (bệnh khổng lồ sẽ to đều toàn bộ cơ thể, bệnh to các viễn cực sẽ to ở bàn tay, bàn chân, mặt.
+ Khuôn mặt điển hình: Mặt thô cung mày gò má nhô, mũi to, răng cửa thưa, lưỡi to và dày, hàm dưới quá phát, giọng nói khàn.
+ Phì đại các cơ quan gây ra: Tăng tiết mồ hôi, đau nhức xương khớp, tăng huyết áp, phì đại cơ tim, ngừng thở khi ngủ do phì đại mô mềm vùng hầu họng, phì đại thanh quản, táo bón, đại tràng to, gan lách to, tăng nguy cơ ung thư đại tràng, đái tháo đường.
+ Khối u chèn ép gây ra đau đầu, nhìn mờ, giảm thị trường, chèn ép gây rối loạn chức năng tuyến yên như tăng prolactin máu gây tăng tiết sữa, suy thượng thận, suy giáp, suy sinh dục thứ phát sau suy tuyến yên.


Với các bệnh cảnh lâm sàng trên người bệnh cần đi khám ngay để làm các xét nghiệm chẩn đoán như:
- Định lượng nồng độ hoormon tăng trưởng: GH, IGF-1
- Định lượng: Glucose máu, Prolactin, TSH, FT3, FT4, ACTH, Cortisol, FSH, LH, Estradiol, Testosteron.
- Khám mắt, siêu âm ổ bụng, siêu âm tim, siêu âm tuyến giáp, nội soi dạ dày đại tràng.
- MRI tuyến yên.

Cần chẩn đoán phân biệt với các trường hợp như:
- Phát triển thể chất quá nhanh trong thời kỳ dậy thì.
- Tầm vóc cao lớn chân tay to do tính chất gia đình.
- Phù niêm: Môi lưỡi to dày, giọng khàn
- Hội chứng cận ung thư: Ngón tay dùi trống, quá sản mô phần mềm, đau khớp…
- Các tình trạng dễ gây nhầm lẫn: Stress, có thai, đái tháo đường kiểm soát kém, dùng thuốc Levodopa, thuốc tránh thai, Clonidin…

Để được khám bệnh và chẩn đoán chính xác người bệnh cần đến các cơ sở y tế tin cậy để được chẩn đoán và điều trị sớm tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK