Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 14
  • Tổng truy cập: 22.077.448
Các phương pháp Y học cổ truyền trong điều trị bệnh
Cập nhật: 21/02/2024
Lượt xem: 5.685
Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết sử dụng các loại dược liệu quen thuộc trong đời sống hằng ngày kết hợp cùng các biện pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt… điều trị hiệu quả nhiều nhóm bệnh phức tạp mà không gây tác dụng phụ. Đó chính là các phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền (YHCT). Với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngày nay đã có nhiều dụng cụ được chế tạo và cải tiến phục vụ điều trị toàn thân hoặc cục bộ, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả điều trị cho các phương pháp YHCT.

* Xông thuốc bằng máy
Xông hơi thuốc là phương pháp dùng hơi nước thuốc tác động vào nơi có bệnh, nhằm mục đích điều hoà kinh khí, hoạt huyết, khu tà.

Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã được trang bị các máy xông hơi thuốc hiện đại, ứng dụng vào điều trị nhiều mặt bệnh, mang lại hiệu quả điều trị cao, được người bệnh đánh giá tích cực.

 

Thực hiện kỹ thuật xông thuốc bằng máy tại khoa Y học cổ truyền

Mục đích kỹ thuật:
- Thông kinh, hoạt lạc, thư cân, chỉ thống (giảm đau, giãn cơ)
- Trừ phong hàn
- An thần, phục hồi sức khoẻ

Chỉ định điều trị:
- Liệt nửa người, liệt dây thần kinh…
- Viêm tắc động mạch, viêm da…
- Cảm mạo, đau đầu, lạnh tay chân; Viêm mũi, xoang, họng; Đau mắt đỏ…
- Vẹo cổ cấp, căng cơ đột ngột, đau thắt lưng cấp; Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp…
- Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi do lao động quá sức…
- Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều…
- Giảm béo, giảm mỡ thừa trong cơ thể

* Cứu ngải
Cứu là dùng sức nóng tác động lên huyệt để kích thích tạo nên phản ứng của cơ thể để phòng và điều trị bệnh. Cứu thường dùng lá ngải cứu khô chế thành ngải nhung rồi làm mồi ngải hay điếu ngải để cứu. Cứu bao gồm cứu trực tiếp, cứu gián tiếp. Cứu gián tiếp bao gồm cứu cách gừng có tác dụng ôn trung tán hàn, cứu cách tỏi có tác dụng tiêu viêm trừ độc, cứu cách muối có tác dụng hồi dương cố thoát...

Mục đích kỹ thuật:
- Giảm đau, giãn cơ
- Điều trị các bệnh lý thể hàn

Chỉ định điều trị:
- Đau và co cơ do lạnh (vẹo cổ cấp, đau lưng cấp do lạnh), đau do ảnh hưởng của bệnh lý thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống…
- Liệt dây thần kinh VII ngoại vi do lạnh, liệt nửa người thể hàn, liệt các chi thể hàn
- Cảm cúm thể hàn (cảm lạnh, cảm thường, ngoại cảm phong hàn)
- Nam giới di tinh, liệt dương, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt thể hàn; đái dầm thể hàn
- Nấc, rối loạn tiêu hoá thể hàn 

* Kỹ thuật châm cứu (ôn châm)
Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh độc đáo trong YHCT, là tên gọi chung của hai phương pháp Châm và Cứu, nhưng ngày nay thường được dùng để chỉ phương pháp châm (dùng kim tác động vào huyệt vị trên cơ thể).

Châm cứu ngày nay phát triển rất mạnh mẽ. Ngoài các phương pháp châm truyền thống như hào châm, thể châm, có nhiều phương pháp châm mới như đầu châm, diện chẩn, nhĩ châm, tỵ châm, thuỷ châm, laser châm, châm tê, mãng châm… Mỗi phương pháp có ưu điểm riêng đối với từng mặt bệnh, sẽ được các thầy thuốc cân nhắc áp dụng đối với mỗi người bệnh cụ thể.

Đây là phương pháp an toàn và đã chứng minh được tác dụng tốt qua nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Kỹ thuật châm cứu của thầy thuốc có ảnh hưởng lớn tới kết quả điều trị, do đó, người bệnh nên đến các cơ sở y tế được cấp phép để khám và điều trị.
    
Mục đích kỹ thuật:
- Giảm đau, giãn cơ
- Phục hồi chức năng vận động và cảm giác
- An thần, giúp ngủ tốt hơn
 
Chỉ định điều trị:
- Các bệnh lý cơ xương khớp: thoái hoá các khớp, đau cơ do lạnh, đau các khớp do chấn thương hoặc sai tư thế, thoát vị đĩa đệm cột sống, hỗ trợ điều trị viêm cột sống dính khớp…
- Các bệnh lý thần kinh: phục hồi di chứng cho người bệnh sau đột quỵ não, tổn thương tuỷ sống, viêm đa dây thần kinh, liệt thần kinh VII ngoại vi…
- Các triệu chứng gây ra do thiểu năng tuần hoàn não như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, rối loạn giấc ngủ (ngủ kém, mất ngủ)…
- Phục hồi các rối loạn cơ năng sau sinh đẻ, sau phẫu thuật vùng ổ bụng hoặc sau hoá trị, xạ trị như nôn, nấc, bí tiểu, bí đại tiện…
- Chắp, lẹo mắt; Ngạt mũi, viêm mũi dị ứng; Đau răng…

* Laser châm
Điều trị chủ yếu là chống viêm, giảm phù nề, kích thích dẫn truyền thần kinh, chống virút. Các biện pháp điều trị chứng bệnh này rất đa dạng như điều trị bằng thuốc tây y, điều trị bằng vật lý trị liệu, điều trị bằng châm cứu. Xu hướng điều trị ngày nay là đông tây y kết hợp. 

Mục đích kỹ thuật
- Giảm phù nề, giảm viêm, giảm đau.
- Phục hồi thần kinh.
- Máy móc: Máy laser bán dẫn đa kênh

* Xoa bóp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống thắt lưng (CSTL) là bệnh lý lành tính, khá phổ biến, gặp nhiều ở Việt Nam cũng như trên thế giới, luôn là một vấn đề thời sự vì đây là nguyên nhân phổ biến gây ra đau cột sống kèm theo các triệu chứng thần kinh tương ứng, làm ảnh hưởng lớn đến khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
 
Trong điều trị y học hiện đại (YHHĐ), chủ yếu dùng các phương pháp nội khoa để điều trị như: Giảm đau chống viêm, giãn cơ, tiêm ngoài màng cứng, vật lý trị liệu với các phương pháp như dùng nhiệt, điện phân, từ nhiệt... và đặc biệt là phương pháp kéo giãn cột sống thắt lưng có hiêu quả rất tốt. Điều trị ngoại khoa chiếm 10-20% với các phương pháp như: can thiệp tiêu nhân nhày đĩa đệm thoát vị, làm giảm áp đĩa đệm bằng laser và lấy nhân nhày qua da bằng tay, phẫu thuật cố định cột sống khi cột sống mất vững, thay đĩa đêm, cắt đĩa sống lấy nhân nhày… Các phương pháp điều trị YHHĐ có hiệu quả cao, tuy nhiên cũng gặp không ít tác dụng phụ, biến chứng xảy ra như: Viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, biến chứng sau phẫu thuật, yêu cầu phương tiện kỹ thuật cao, tốn kém…

Trong YHCT, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thuộc phạm vi “chứng tý” với các bệnh danh như: Yêu thống, yêu cước thống, tọa cốt phong... Về điều trị, thường dùng các phương pháp như: phương pháp sử dụng thuốc, châm cứu, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt... Trong đó xoa bóp là một trong những phương pháp có hiệu quả tốt, xoa bóp là một kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu, các cơ quan cảm thụ làm thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết. Trên hệ cơ xương khớp, xoa bóp có tác dụng tăng cường dinh dưỡng tại chỗ, giãn cơ, giảm đau, hạn chế quá trình thoái hóa, phục hồi chức năng vận động. Đây cũng là phương pháp không yêu cầu các trang thiết bị hiện đại, nhưng tính an toàn cao. Tuy nhiên, hiện nay trong nước chưa có sự thống nhất hay một quy trình kỹ thuật cụ thể nào trong điều trị TVĐĐ – CSTL bằng phương pháp không dùng thuốc này. Bởi vậy, trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, đặc biệt của Trung Quốc, chúng tôi xây dựng quy trình kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt nhằm mục đích hỗ trợ trị liệu TVĐĐ - CSTL.

 

Thực hiện kỹ thuật xoa bóp tại khoa Y học cổ truyền
 
Mục đích kỹ thuật:
- Tăng tuần hoàn tại chỗ, làm giãn cơ vùng thắt lưng, giảm đau chống viêm.
- Giải phóng sự chèn ép rễ thần kinh, đưa đĩa đệm thoát vị về vị trí bình thường.
- Phối hợp cùng các biện pháp khác điều trị, phục hồi chức năng vận động và dự phòng bệnh tái phát.
 
Chỉ định điều trị:
- Người bệnh bị bệnh lần đầu, mới phát hoặc thời gian phát bệnh đã lâu nhưng còn ở mức độ nhẹ.

* Thủy châm
Hiện nay thủy châm là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả trong Y học cổ truyền, được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý như: bệnh xương khớp, di chứng bại liệt, phục hồi vận động sau tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh liên sườn, đau thần kinh tọa...

 

Thực hiện kỹ thuật thủy châm tại khoa Y học cổ truyền

Khoa Y học cổ truyền
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK