Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 141
  • Tổng truy cập: 17.207.967
Hướng dẫn phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ hộ gia đình đến cơ sở cung cấp suất ăn
Cập nhật: 08/02/2024
Lượt xem: 200
Để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thực phẩm, giảm thiểu tối đa các nguy cơ bệnh tật từ thực phẩm, người dân và doanh nghiệp nên thực hiện theo hướng dẫn dưới đây. Đặc biệt, trong mỗi dịp Tết Nguyên là thời điểm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người Việt gia tăng mạnh nhất trong năm với đa dạng các loại thực phẩm như thịt, cá, bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cần được quan tâm nhiều hơn:

1. Chọn thực phẩm tươi sạch
- Đối với rau, quả: phải tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ;
- Đối với thịt: phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi;
- Đối với cá và thủy sản: phải còn tươi, không có dấu hiệu ươn, ôi.
- Ở một số cơ sở sản xuất, chế biến xuất ăn sẽ có thêm các test vệ sinh an toàn thực phẩm để kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, hàn the, foocmon, nitrat…
- Đối với thực phẩm đóng hộp hoặc đóng gói: phải đảm bảo, ghi nhãn hàng hóa đầy đủ nội dung theo quy định và  còn thời hạn sử dụng. Không chọn mua thực phẩm đóng hộp bị méo, phồng hay gỉ.
- Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc, nhất là các loại hạt; các loại thực phẩm lạ chưa biết rõ nguồn gốc; các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép sử dụng

2. Giữ gìn vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm
 - Thường xuyên vệ sinh khu vực bếp, phòng ăn, bàn ăn.
- Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió, ngăn chặn gián, chuột và các động vật khác
- Không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường.
- Các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn sạch sẽ, khô ráo.
- Có đủ nước sạch dùng để chế biến thực phẩm và vệ sinh thường xuyên.

3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ
- Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không để dụng cụ bẩn qua đêm; không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau khô bát đĩa.
- Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt (dùng riêng thớt sống, chín, dao, rổ, khay…)
- Thức ăn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đi hàng ngày.
- Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm.
- Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ, dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu vì chúng có thể làm tan các kim loại nặng như chì, đồng… hoặc phụ gia vào thực phẩm.
- Tuyệt đối không được dùng bao bì từng chứa đựng các hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc tẩy, chất sát trùng để đựng thực phẩm.
- Đối với doanh nghiệp: không nuôi thả động vật: chó, mèo…có khu vực riêng để các loại nước tẩy rửa, vệ sinh, thuốc diệt các loại côn trùng gây hại…

4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ
- Rau, quả phải rửa thật sạch; nên rửa rau trước khi thái để giữ được các vi chất, thực phẩm đông lạnh làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu.
- Phải nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều và đun thực phẩm chín hoàn toàn.
- Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …


Lựa chọn thực phẩm tươi sạch là một trong những điều cần lưu ý để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm 
(Hình ảnh minh họa)

5. Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong
- Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
- Nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong. Chuối, cam, dưa và các loại quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra.

6. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn
- Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 2 giờ thì cần giữ nóng ở nhiệt độ 60 độ C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh dưới 5 độ C.
- Với trẻ nhỏ, phải cho ăn ngay sau khi thức ăn vừa nguội.
- Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh;
- Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín; dùng riêng dao, thớt chế biến thực phẩm chín và sống;
- Có đủ dụng cụ che đậy thức ăn và không dùng tay để bốc thức ăn.
- Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác ở trong khu chế biến thực phẩm.
- Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi của nhãn.

7. Giữ vệ sinh cá nhân tốt
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn hoặc tiếp xúc với thực phẩm, thức ăn. Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn.
- Không hút thuốc, không ho, hắt hơi trong khi chuẩn bị thực phẩm.
- Giữ móng tay ngắn và sạch. Nếu có vết thương ở tay cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước.
- Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.


Cần chú ý rửa tay sạch trước khi tiếp xúc với thực phẩm (Hình ảnh minh họa)

8. Sử dụng nước sạch trong ăn uống
- Dùng các nguồn nước sạch theo quy định để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ.
- Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế biến nước giải khát, làm kem, đá.

9. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh
- Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín.
- Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, giữ được tính hấp dẫn về mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào thực phẩm.
- Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết.

10. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ
- Có kế hoạch và thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột… và phải có dụng cụ chứa rác thải kín, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định.
- Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn./.
 

 

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK