Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 36
  • Tổng truy cập: 17.220.216
Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống lao (24/3)
Cập nhật: 23/03/2024
Lượt xem: 123
Ngày Thế giới Phòng, chống lao (24 tháng 3) hàng năm là dịp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với bệnh lao, đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt dịch bệnh lao trên toàn cầu. Chủ đề của Ngày Thế giới phòng, chống bệnh lao năm 2024- “Yes! We can end TB!”- “Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao!”


Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây nhiễm rất nguy hiểm. Người bệnh bị mắc bệnh lao nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn giúp chúng ta ngăn chặn nguồn lây lan tại cộng đồng. Người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời không những trở thành gánh nặng cho gia đình mà còn là nguồn lây lan đáng lo ngại cho cộng đồng.

Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám và xét nghiệm kịp thời khi có các biểu hiện sau:

- Ho khạc đờm kéo dài trên 02 tuần.
- Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi.
- Sốt nhẹ về chiều, người mệt mỏi, ra mồ hôi về đêm.
- Đau ngực, khó thở, ho ra máu.

*Cách  phòng chống bệnh lao:
     
- Để phòng chống bệnh lao có hiệu quả, ngay tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ đều phải tiêm phòng vắc-xin BCG nhằm giúp ngăn ngừa mắc bệnh lao;
- Khi ho kéo dài hơn 02 tuần cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp X-quang phổi để phát hiện bệnh lao;
- Bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh. Bên cạnh đó, người bệnh lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 02 tháng đầu điều trị. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh lao ra nắng mỗi ngày;
- Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý;
- Phát hiện sớm người mắc bệnh lao, điều trị kịp thời và đúng phác đồ để không còn khả năng lây bệnh cho người khác.
     
Vì sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, mọi tổ chức và mỗi cá nhân hãy tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống bệnh lao. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức cho cộng đồng biết cách phát hiện và phòng chống bệnh lao có hiệu quả.

*Lưu ý khi chăm sóc người bệnh lao tại nhà:
 Bệnh lao là một bệnh rất dễ lây lan qua không khí, đặc biệt ở trong phòng kín hoặc nhà ở chật hẹp. Chính vì vậy khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà cần phải chú ý:

- Cách ly người bệnh, hạn chế tiếp xúc với những thành viên khác trong gia đình và cộng đồng.
- Người bệnh luôn mang khẩu trang che mũi, miệng khi phải giao tiếp với người khác. Khi ho hoặc hắt hơi cần phải che miệng, khạc đờm đúng nơi quy định.

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK