Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 41
  • Tổng truy cập: 17.218.856
Phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ
Cập nhật: 31/10/2023
Lượt xem: 257
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em do virus đường ruột gây ra và có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp... đặc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi. 

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa và qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các nốt mụn nước, chất nôn, nước bọt, phân... Bệnh xảy ra quanh năm và có nguy cơ bùng phát thành dịch vào khoảng tháng 2-4 và từ tháng 9-12. 

 

Bố mẹ hãy chủ động phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Bệnh sẽ khỏi hoàn toàn sau khoảng 8-10 ngày nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà đúng cách bố mẹ nên biết:
- Đảm bảo trẻ được cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý, tắm rửa, đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày và chăm sóc các tổn thương ngoài da bằng các dung dịch sát khuẩn nhằm tránh bội nhiễm khi các nốt mụn nước bị vỡ.
- Các vật dụng cá nhân như quần áo, tã lót, bình sữa, ly uống nước, chén ăn… nên được vệ sinh riêng và sát khuẩn bằng nước sôi hoặc dung dịch chuyên dụng.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng. Nên ăn các món ăn mềm, dạng lỏng, dễ tiêu hóa, dễ nuốt.  

Bệnh chưa có vắc xin phòng ngừa. Tuy nhiên, cha mẹ có thể chủ động phòng bệnh cho trẻ thông qua các phương pháp dưới đây:
- Cách ly trẻ mắc bệnh để ngăn ngừa bệnh lây lan cho những trẻ khác.
- Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh, khử khuẩn đồ chơi và môi trường sống của trẻ.
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng khử khuẩn nhất là trước khi ăn và sau khi vệ sinh.
- Khi nấu ăn, bố mẹ chú ý đảm bảo vệ sinh và các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Hạn chế cho trẻ đến những khu vực đông người khi có dịch bệnh.
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên để rèn luyện sức bền và tăng cường hệ miễn dịch.
- Cho trẻ ăn uống đủ chất, lành mạnh, ngủ đủ giấc, cân bằng giữa thời gian vui chơi và học tập cho trẻ.

Khi trẻ có các biểu hiện sau cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm:
- Các triệu chứng kéo dài hơn 7 ngày và không có dấu hiệu cải thiện.
- Sốt cao, sốt cao kéo dài, sốt cao co giật.
- Quấy khóc bất thường, khóc không ra nước mắt, môi tím tái, có dấu hiệu của mất nước.
- Có xu hướng ngủ nhiều hơn, mất nhận thức.
- Dễ giật mình, hoảng hốt, giật mình nhiều khi ngủ.
- Tay chân run, đi loạng choạng, khó thở, thở nhanh, thở nông.
- Nhịp tim, huyết áp tăng nhanh.
- Nôn nhiều, ăn uống kém.

 
Bs. Nguyễn Thị Thu Trinh - Khoa Nhi

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK