Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 201
  • Tổng truy cập: 17.188.258
Ma tuý - Xin hãy tránh xa
Cập nhật: 03/03/2023
Lượt xem: 482
Ma túy là tên gọi chung các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo khi được đưa vào cơ thể sống sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức, hành vi và tâm sinh lý.

Hiện nay việc dùng ma túy trong tuổi trẻ rất đáng báo động, đặc biệt ngoài những loại ma tuý phổ biến ban đầu như cần sa, Heroin hay thuốc phiện còn xuất hiện nhiều loại ma tuý mới với hình thức đa dạng gây khó khăn trong việc phát hiện người nghiện mới.

*** Ma tuý nguy hiểm thế nào?
- Ma túy gây ức chế hoặc kích thích thần kinh nên có thể gây ra ảo giác/hoang tưởng khiến người nghiện liều mình đánh nhau, đua xe, tự hủy hoại chính mình hoặc gây thương vong cho người khác.
- Do bị phụ thuộc vào ma túy, buộc người nghiện phải tăng liều ngày càng cao, có thể gây sốc thuốc và tử vong.
- Ma túy khiến người nghiện suy kiệt sức khỏe, suy tim, suy thận, rối loạn tâm thần, ảnh hưởng sức khỏe sinh sản, suy yếu khả năng tình dục nam giới…
- Người nghiện ma túy dễ có quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn, dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS.
- Do cơn nghiện vật vã, đôi khi người nghiện phải dùng chung dụng cụ tiêm chích dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS và nhiều bệnh khác qua đường máu như viêm gan B, viêm gan C…
- Người nghiện bị sa sút tập trung ý chí dẫn đến giảm hoặc thậm chí mất khả năng học tập và lao động.
- Khi lên cơn “đói thuốc” người nghiện dễ trở nên hung bạo, không kiểm soát được hành vi và tìm mọi cách để kiếm tiền mua ma túy, dẫn đến vi phạm pháp luật (trộm, cắp, cướp giật, gây thương tích…)


*** Dấu hiệu nhận biết người sử dụng ma tuý
- Thường vắng nhà vào những giờ cố định, bất chấp công việc đang làm và không ai ngăn cản được.
- Mất hoặc giảm hứng thú trong học tập, công việc.
- Thường tụ tập với bạn bè xấu.
- Sử dụng nhiều tiền một cách bất hợp lý, hay vay mượn.
- Tâm tính thay đổi: ít tiếp xúc với người nhà, dễ cáu gắt hung hãn, có lúc nói nhiều, vui vẻ quá mức, có lúc tìm nơi yên tĩnh không muốn bị quấy rầy.
- Vào nhà vệ sinh rất lâu (do táo bón, do tiểu khó; trốn để hút, chích).
- Rối loạn nhịp thức – ngủ, thường thức khuya và ngủ dậy muộn, ngủ ngày, uể oải vào buổi sáng.
- Miệng, gáy, tóc, cổ áo có mùi khét rất khó ngửi (mùi cần sa), cổ tay, khuỷu tay, chân có vết chích, vết sẹo do đầu thuốc dính vào.
- Lo sợ có người theo dõi hoặc làm hại mình.
- Khi thiếu ma túy: sốt nhẹ, đau nhức, ngáp vặt, chảy nước mắt sống, sợ nước…

*** Làm gì để phòng tránh ma tuý?
- Tìm hiểu về tác hại của ma túy để cùng mọi người phòng tránh.
- Tham gia vào các hoạt động lành mạnh, hữu ích như văn nghệ, thể thao, công tác xã hội.
- Không tham gia tụ tập, hút thuốc, uống rượu, nghe nhạc kích động, đua xe; Không sử dụng và lôi kéo người khác sử dụng ma túy; Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán ma túy.
- Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người cai nghiện ma túy. Cần quan tâm, giúp đỡ họ cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng.

 

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK