Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 136
  • Tổng truy cập: 17.212.990
Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường trong dịp Tết Nguyên Đán
Cập nhật: 11/02/2024
Lượt xem: 211

Mâm cỗ không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán
 
Tết Nguyên Đán là ngày Tết truyền thống của dân tộc ta, đây là dịp để gia đình đoàn tụ, sum vầy cùng thưởng thức các món ăn khác nhau. Tuy nhiên những mâm cỗ thường là các món như bánh chưng, nem rán… Việc ăn nhiều thực phẩm rất giàu năng lượng mà quên mất việc tuân thủ chế độ ăn bệnh lý có thể khiến người mắc bệnh đái tháo đường mất kiểm soát chế độ ăn uống, dẫn đến đường máu cao, hậu quả nguy cơ biến chứng đái tháo đường tăng lên.

Do vậy các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí khuyến cáo người dân cách để kiểm soát đường huyết trong dịp tết: Các món ăn truyền thống trong ngày tết thường có quá nhiều chất béo như giò thủ, canh măng… hoặc dễ làm tăng đường huyết như xôi, bánh chưng… đấy là chưa kể tới các loại món ăn ngọt như bánh, mứt…

Vì vậy, để kiểm soát đường huyết tốt trong ngày Tết các bệnh nhân cần lưu ý:   

Thực phẩm nên dùng:
- Các loại tinh bột như gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn… nên chọn gạo lứt, ngũ cốc xay xát rối…
- Các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo, giàu sắt và calci như thịt nạc, cá nạc, tôm, cá nhỏ cả xương, cua…
- Các loại dầu thực vật chứa axit béo không no: dầu oliu, dầu đậu nành... Đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương.
- Ăn đa dạng các loại rau, các loại quả ít đường như thanh long, bưởi, cam…

Thực phẩm hạn chế dùng:
- Miến dong, bánh mỳ trắng.
- Các loại bột được tinh chế: bột sắn dây, bột dong.
- Các thực phẩm giàu cholesterol như phủ tạng động vật: tim, gan, cật…
- Các loại quả có hàm lượng đường cao: nhãn, vải, na, mít, chôm chôm...

Thực phẩm không nên dùng:
- Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường.
- Các loại quả sấy khô.
- Nước ngọt có đường.

Trước khi vào bữa ăn, nên ăn một lượng nhỏ thức ăn nhiều chất xơ không làm tăng đường máu nhiều để tạo cảm giác no. Điều này giúp người bệnh khi vào bữa chính với các món không có lợi cho người đái tháo đường như bánh chưng, xôi, canh miến… sẽ không ăn quá nhiều. Hay trong bữa ăn chúng ta nên ăn rau trước sau đó ăn các món ăn khác. Ngoài ra, dù sinh hoạt bị đảo lộn, người bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn đúng bữa, các bữa ăn nên chia nhỏ với các bữa chính và bữa phụ, tránh ham vui mà dẫn đến tình trạng ăn uống mất kiểm soát.

Đừng bỏ qua tập luyện


Vào những ngày Tết, chúng ta thường lơ là việc tập luyện. Tuy nhiên, đối với người bệnh đái tháo đường việc “quên” luyện tập sẽ khiến cho đường huyết tăng lên. Vì vậy duy trì luyện tập ngay cả vào dịp lễ tết là điều các bác sỹ khuyên người bệnh đái tháo đường thực hiện. Có thể lựa chọn những môn thể thao cần hoạt động tay chân nhiều và đều đặn như chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp hay bơi lội… đều đặn ít nhất 5 ngày mỗi tuần, mỗi ngày ít nhất 30 phút. Ngoài ra, người bệnh có thể thay tập luyện ngoài trời bằng luyện tập trong nhà như đi lại và tập những bài tập vận động cơ bản.

Tuân thủ việc uống thuốc điều trị tiểu đường đầy đủ, khoa học
Không chỉ trong dịp Tết mà ngay cả những ngày bình thường, bạn cũng cần phải nhớ nguyên tắc sử dụng thuốc đúng liều, đúng giờ.

Đo đường huyết thường xuyên


Việc đo đường huyết cần được thực hiện thường xuyên ngay cả vào dịp lễ Tết. Máy đo đường huyết cá nhân sẽ giúp người bệnh có con số chính xác về sự thay đổi của đường huyết để có điều chỉnh phù hợp.

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK