Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 128
  • Tổng truy cập: 17.190.857
Phòng ngừa uốn ván khi bị thương
Cập nhật: 11/08/2020
Lượt xem: 34.637
Uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, gây ra bởi ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Vi khuẩn thường tạo nha bào uốn ván. Nha bào này xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc phân súc vật, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ, hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn… Sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh - cơ sẽ làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật, suy hô hấp, loạn nhịp tim, suy tim… dẫn đến ngưng thở và gây tử vong.
 

Uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao (Hình ảnh minh hoạ)

Để phòng ngừa uốn ván người dân cần lưu ý:

- Xử lý vết thương đúng cách: khi mới có vết thương dù lớn hay nhỏ, cần rửa ngay dưới vòi nước sạch để đẩy chất bẩn ra ngoài, làm sạch vết thương. Nếu vết thương chảy máu và dính nhiều bùn, đất, cát, thì nên dùng ôxy già để sát khuẩn, đẩy các hạt bụi, cát bẩn ra và cầm máu. Tiếp theo là rửa lại vết thương bằng xà phòng rồi lau khô.

- Với vết thương có dị vật: cần rửa tay sạch rồi lấy dị vật ra, băng bó vết thương và thay băng hàng ngày. Nếu dị vật to hoặc nằm sâu thì nên đến cơ sở y tế xử lý dị vật.

- Nếu vết thương xuất hiện những dấu hiệu: đau tăng dần, phù nề, sưng phồng, đỏ vùng da quanh vết thương, có dịch nhầy từ vết thương, vết thương bốc mùi khó chịu, hạch sưng, vết thương lâu lành hoặc không lành… người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế/bệnh viện. Tuyệt đối không tự chữa bằng các phương pháp dân gian như đắp thuốc, rắc thuốc bột...

 
Người dân có thể tiêm huyết thanh phòng uốn ván tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện
 
- Tiêm Huyết thanh phòng uốn ván S.A.T 1500 đơn vị: Uốn ván là bệnh nguy hiểm, khi đã xuất hiện triệu chứng thì cơ hội sống sót là rất thấp. Do đó, việc tiêm phòng cần được thực hiện càng sớm càng tốt, thời gian tốt nhất là trong vòng 24 giờ kể từ khi bị chấn thương để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh (Huyết thanh vẫn có thể tiêm sau 24 giờ, tuy nhiên tiêm càng muộn thì tác dụng bảo vệ càng ít đi). Việc tiêm huyết thanh nhằm phòng ngừa uốn ván ở người mới bị vết thương (áp ụng cho cả những người không tiêm phòng uốn ván trong 10 năm gần đây hoặc không nhớ rõ lịch tiêm uốn ván).

Tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, việc tiêm huyết thanh phòng uốn ván S.A.T 1500 đơn vị sẽ được thực hiện tại khoa Cấp cứu. Vì vậy, khi gặp các chấn thương, vết thương có nguy cơ uốn ván, người dân cần đến ngay khoa Cấp cứu của Bệnh viện để được tư vấn và xử trí vết thương kịp thời.

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK