Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 189
  • Tổng truy cập: 17.184.268
Bàn luận về vấn đề dinh dưỡng ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Cập nhật: 06/09/2022
Lượt xem: 1.754
1. Đặt vấn đề:
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có khả năng hồi phục hoặc chỉ hồi phục một phần, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và kèm với đáp ứng viêm bất thường của phổi gây nên bởi các khí hoặc các chất độc hại (GOLD 2014).

Điều này đã làm cho người bệnh (NB) bị giảm cân không mong muốn, giảm khẩu phần ăn vào so với nhu cầu của cơ thể. Khi tình trạng này cứ kéo dài làm cho NB bị suy dinh dưỡng lâu dần sẽ dẫn đến suy kiệt, ảnh hưởng đến kết quả điều trị và chất lượng sống NB. Vì vậy thiết lập một chế độ ăn khoa học, hợp lý đóng một vai trò hết sức quan trong trong điều trị cho NB mắc BPTNMT.

2. Nguyên nhân gây suy kiệt ở người bệnh BPTNMT
2.1  Tăng tiêu hao năng lượng:
2.1.1.
Do người bệnh tăng thở: NB khó thở phải hít vào tối đa và thở ra tối đa nên huy động tất cả các cơ hô hấp tham gia hô hấp như: cơ hoành, cơ liên sườn, cơ ức đòn chũm, cơ serrati trước là cơ nâng nhiều xương sườn, và cơ scalen nâng hai xương sườn trên.

2.1.2. Yếu tố viêm: Yếu tố hoại tử khối u -alpha (TNF- a); Cytokine khác như interleukin (IL) -1β, IL6, IL8, làm tăng tiêu hao năng lượng, phân giải protein qua hoạt hóa con đường ubiquitin-proteasome phụ thuộc ATP. Các protein được đánh dấu sẽ được phá hủy một cách chọn lọc trong các cấu trúc được gọi là proteasome. Từ đó kéo theo một loạt các rối loạn của gluid, lipid, protid.

2.1.3. Thuốc điều trị: Thuốc tăng huyết áp, kháng vi rút, thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamin, chống co thắt: Tác dụng phụ giảm tiết nước bọt, gây khô miệng ngay lập tức làm mất cảm giác của vị giác, sâu răng, rụng răng, viêm miệng, viêm lưỡi và mất cân bằng dinh dưỡng và giảm cân không mong muốn; Thuốc costicoid tác dụng phụ gây tăng chuyển hóa cũng gây mất cân ở bệnh nhân; Thuốc kháng cholinergic: tác dụng phụ giảm tiết dịch ruột, chậm nhu động ruột cũng là nguyên nhân của táo bón. Thuốc costicoid gây loét dạ dày.

2.2 Giảm khẩu phần ăn:
2.2.1.
Chán ăn do khó thở: Khi NB khó thở, NB ăn được rất ít: ăn cơm, ăn cháo, phở, bún, bánh giò, bánh cuốn, uống sữa...; Tính nhu cầu năng lượng chỉ đạt 30-50% nhu cầu khuyến nghị.

2.2.2. Giảm độ bão hòa oxy khi ăn: NB BPTNMT thở máy không xâm nhập. Khi NB ăn thì phải bỏ mặt nạ ra thời gian này khoảng 3 đến 5 phút chính thời gian này đã làm cho bệnh nhân thiếu oxy; Thiếu oxy mãn tính: Thúc đẩy giảm cân vì nó làm tăng sự sản xuất các cytokine gây tiêu hao năng lượng

2.3. Thiếu tài chính: Những NB BPTNMT thường phải điều trị thường xuyên và kéo dài có khi vào viện vài lần/1 năm, nếu không kiểm soát bệnh tốt, bản thân NB sẽ bị giảm sức lao động nên việc kiếm ra tiền cũng rất nan giải, khi đã nhập viện phải cần tiền để chi cho việc đi nhập viện, tiền thuốc, tiền ăn… Chính vì vậy họ phụ thuộc kinh tế một phần hoặc hoàn toàn vào những người khác trong gia đình của họ. Đây là một nguyên nhân góp phần vào suy dinh dưỡng đã nặng nề lại càng nặng nề hơn ở nhóm NB này.

3. Hậu quả của suy kiệt
3.1. Hô hấp:
Giảm tính đàn hồi của phổi và chức năng hô hấp; Giảm khối lượng cơ hô hấp; Thay đổi cơ chế miễn dịch phổi và kiểm soát hơi thở.

- Thiếu vi chất dinh dưỡng: Thiếu protein, sắt dẫn đến nồng độ Hb thấp, giảm khả năng vận chuyển oxy; Thiếu VTM C ảnh hưởng đến tổng hợp Collagen là thành phần quan trọng của mô liên kết phổi

- Cấp độ tế bào: Giảm Mg, Ca, P, Kali, Protein, Phospholipid góp phần vào sự sụp đổ phế nang…

3.2 Hệ thống miễn dịch: Dễ bị nhiễm trùng phổi, teo các mô bạch huyết, giảm số lượng lympho T hỗ trợ, giảm sản xuât lymphokine, monokine, tăng TNF-a, gây chán ăn, suy thoái cơ bắp, thay đổi chuyển hóa chất béo Trên BN BPTNMT: Thay đổi hình thái, chức năng đàn hổi của phổi – Giảm hiệu suất khi gắng sức. Suy hô hấp cấp tính, Khó khăn trong việc cai thở máy .

4. Chế độ dinh dưỡng của người bệnh BPTNMT
Thông thường, ở NB BPTNMT tiêu tốn năng lượng cho quá trình hô hấp gấp 5-10 lần người bình thường. Vì vậy, nhu cầu năng lượng tối thiểu hằng ngày cho các NB BPTNMT là 30kcalo/kg trọng lượng cơ thể. Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ 3 nguồn: chất bột, đạm và chất béo, cụ thể: chất bột 50%, đạm 15%, chất béo 35%.

Ưu tiên sử dụng đạm và chất béo cho NB: vì việc sử dụng nhiều tinh bột có thể làm tăng CO2 trong máu (bởi các NB vốn đã tăng mạn tính CO2 trong máu). Sử dụng các chất béo có lợi cho NB hơn bởi ngoài việc hạn chế làm tăng CO2 trong máu còn cung cấp năng lượng cao hơn. Tuy nhiên, nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế các chất béo có nguồn gốc từ các loại gia cầm (gà, vịt...), các loại động vật có vú (lợn, bò...), các loại nội tạng động vật… Đối với các chất béo có chứa cholesterol (như trứng, phủ tạng, mỡ động vật...), không nên dùng quá 300mg/ngày.

Tăng cường bổ sung các loại vitamin, các yếu tố vi lượng: ăn các loại rau, củ, quả, đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E (các vitamin này có tác dụng giảm các gốc ôxy hóa do khói thuốc lá và quá trình viêm mạn tính của bệnh tạo ra). Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh không chỉ tăng cường các yếu tố dinh dưỡng mà còn góp phần giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón ở NB BPTNMT. Trung bình, NB BPTNMT cần lượng xơ 25-35mg/ngày (từ rau, củ, quả). Ăn súp-lơ xanh rất có lợi cho NB BPTNMT bởi súp-lơ xanh có chất sulforapane hạn chế suy yếu gen NRF2 (nuclear factor E2-related factor-2) - gen có tác dụng bảo vệ các tế bào phổi không bị tổn thương do khói, hóa chất độc hại gây nên.

Chú ý bổ sung lượng nước trong ngày: Điều này rất quan trọng với người BPTNMT để hạn chế táo bón, giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện cho ho khạc đờm dễ dàng (trung bình khoảng 2 - 3 lít/ngày). Có thể sử dụng các loại nước hoa quả vừa để bổ sung nước, đồng thời bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu NB đã có biến chứng tâm phế mạn thì cần bổ sung nước vào cơ thể theo hướng dẫn của thầy thuốc.

 

Bổ sung nước hàng ngày
 

Chia nhỏ bữa ăn: tránh ăn quá no có thể gây khó thở (ăn khoảng 5-6 bữa/ngày). Thực phẩm nên được chế biến nhừ để dễ nhai, tránh để phải gắng sức khi ăn. Nên ăn từng miếng nhỏ, nhai chậm, kĩ. Trong khi ăn vẫn có thể cho NB  thở oxy kết hợp. Nên ngồi thẳng lưng khi ăn để hạn chế áp lực từ ổ bụng ép lên cơ hoành gây khó thở.

Những điều cần tránh
Người bệnh cần hạn chế lượng muối ăn vào, nhất là khi đã có tâm phế mạn (có suy tim) bởi lượng muối cao sẽ góp phần gây giữ nước trong cơ thể và làm tăng gánh nặng cho tim. Dùng các loại thảo dược có hàm lượng muối thấp để làm gia vị thay thế và không nên ăn các thực phẩm có nhiều muối (đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối sẵn…).

Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas cũng như những đồ ăn dễ gây sinh hơi, đầy bụng vì làm tăng thể tích dạ dày gây khó thở cho bệnh nhân. Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.

BS. Đinh Thị Thắm - Khoa Nội thận - Tiết niệu - Hô hấp

 

 

Các bài viết khác
Xét nghiệm tìm kháng nguyên virus Dengue NS1 giúp bạn phát hiện bệnh sớm để điều trị và phòng bệnh kịp thời(665 lượt xem)Mẫu máu vỡ hồng cầu có ảnh hưởng đến các xét nghiệm hóa sinh không?(1.971 lượt xem)Bệnh táo bón(1.105 lượt xem)Vệ sinh môi trường nhằm kiểm soát nhiểm khuẩn Bệnh viện(2.313 lượt xem)Đo hoạt độ GGT trong máu(6.300 lượt xem)Giá trị xét nghiệm CK-MB và tỷ số CK-MB/CK (%) trong bệnh lý tim mạch(16.965 lượt xem)Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu – có nguy hiểm không?(2.109 lượt xem)Đảm bảo chất lượng trong việc xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng(5.013 lượt xem)Các xét nghiệm sinh hóa trong thai kỳ(3.504 lượt xem)Những lưu ý khi chăm sóc và theo dõi hậu môn nhân tạo(13.502 lượt xem)Lợi ích của xét nghiệm CRP trong chẩn đoán(9.259 lượt xem)Hội chứng chồng lấp Hen-COPD (ACOS)(9.704 lượt xem)Tiếp cận bệnh nhân phù(28.452 lượt xem)Xây dựng và đo lường chỉ số chất lượng tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí(3.273 lượt xem)Phòng ngừa ngã cho người bệnh tại Bệnh viện(9.414 lượt xem)Khảo sát hài lòng người lao động trong môi trường Bệnh viện(3.166 lượt xem)Một cách phân loại bệnh trĩ mới(6.393 lượt xem)Phòng ngừa nhiễm khuẩn ở người bệnh đặt thông tiểu(21.669 lượt xem)Giá trị của xét nghiệm định lượng CEA trong máu(18.526 lượt xem)Vài nét về vai trò của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán bệnh lý ruột thừa(9.073 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK