Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 153
  • Tổng truy cập: 17.202.710
Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu – có nguy hiểm không?
Cập nhật: 06/10/2022
Lượt xem: 2.114
Viêm loét đại-trực tràng chảy máu là bệnh viêm mạn tính, gây ra tình trạng bị loét và chảy máu tại khu vực đại trực tràng, gây tổn thương lan tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, vị trí chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải.
 

Hình minh họa

Đây là một bệnh ngày càng phổ biến, nam và nữ đều có thể mắc bệnh như nhau, thường gặp ở lứa tuổi 15-30 và 60-70 tuổi. Bệnh hiện tại chưa rõ nguyên nhân nhưng được biết là có tính chất tự miễn. Bệnh có thể gây ra một số hậu quả nặng nề như thiếu máu, suy kiệt, thủng ruột, ung thư... thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các biểu hiện của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu?
 Các triệu chứng của bệnh có thể kể đến bao gồm các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng như sau:
* Lâm sàng
- Đau bụng: có thể đau âm ỉ hoặc đau thành cơn, quanh rốn, dọc khung đại tràng
- Đầy chướng bụng khó chịu.
- Rối loạn đại tiện: Chủ yếu là đại tiện phân lỏng, nhiều lần trong ngày, phân sống có thể có nhày máu hoặc đại tiện phân táo bón, sau bãi phân có nhày máu hoặc táo lỏng xen kẽ; mót rặn, sau đại tiện đau hậu môn .
- Có thể gầy sút cân, sốt hoặc có tình trạng thiếu máu: da xanh nhợt, hoa mắt chóng mặt; cơ thể mệt mỏi
- Có thể có các dấu hiệu ngoài tiêu hóa: sưng đau các khớp, viêm màng bồ đào, viêm xơ hóa đường mật.

* Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Hồng cầu, huyết sắc tố có thể giảm tùy mức độ, có thể bạch cầu tăng cao, bạch cầu đa nhân trung tính tăng, máu lắng tăng.
- Xét nghiệm phân: Có thể thấy hồng cầu, bạch cầu
- Chụp Xquang khung đại tràng.
- Nội soi đại trực tràng: niêm mạc lần sần mất nhẵn bóng, dễ chảy máu; loét ổ nông hoặc sâu, có thể rải rác hoặc tập trung thành đám, có thể ở trực tràng, đại tràng sigma hoặc lan tỏa cả đại tràng, bề mặt loét có nhầy mủ, máu sẫm hoặc máu tươi, có thể tổn thương giả polyp. Đây là phương pháp hiện đại và chính xác giúp chẩn đoán và đánh giá mức độ tổn thương đại trực tràng; có thể sinh thiết trong khi nội soi đại trực tràng làm giải phẫu bệnh để chẩn đoán nguyên nhân và phân biệt..

Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu có thể gây ra những biến chứng gì?
- Các biến chứng thường thấy là người bệnh bị suy kiệt, thiếu máu, sốc do nhiễm độc, có thể thủng đại tràng trong trường hợp nặng.
- Các biến chứng nhẹ của ruột là giả polyp, chỉ xảy ra trong 20% trường hợp, các biến chứng ít gặp hơn là nứt hậu môn, rò và áp-xe hậu môn.
- Các biến chứng nặng của ruột là chảy máu trầm trọng, hẹp đại tràng, phình đại tràng nhiễm độc, thủng và có thể đưa đến ung thư.
- Một số biến chứng khác như viêm khớp, hồng ban nút, viêm da mủ hoại thư, viêm xơ đường mật tiên phát, viêm thận, bể thận và sỏi, trong đợt cấp nặng của viêm loét đại trực tràng chảy máu lan rộng có thể có biến chứng đông máu rải rác nội mạch.

Điều trị bệnh như thế nào?
- Dùng thuốc:  Thông thường, trong viêm loét đại trực tràng chảy máu, các thuốc thường được dùng phối hợp là corticoid, sulfasalazin và các dẫn chất của nó, azathioprin, cyclosporine theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng, giai đoạn của bệnh, tổng trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc cụ thể.
- Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng là biện pháp duy nhất để điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, thường được áp dụng trong trường hợp nặng gây nhiễm độc, nguy cơ thủng đại tràng hoặc khi bệnh không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.
- Ngoài ra, bệnh nhân cần thực hiện các chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa, tránh stress, không dùng các chất kích thích, uống đủ nước và khám sức khỏe định kỳ sẽ là những biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Do viêm loét đại trực tràng có các biểu hiện giống như bệnh thông thường khác nên người bệnh thường chủ quan nhập viện muộn khiến cho việc điều trị khó khăn. Chính vì vậy việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời là điều vô cùng cần thiết để tránh gây các biến chứng nguy hiểm.

Bs. Nguyễn Thị Thanh Hương - Khoa Nội tiêu hoá
Các bài viết khác
Xét nghiệm tìm kháng nguyên virus Dengue NS1 giúp bạn phát hiện bệnh sớm để điều trị và phòng bệnh kịp thời(667 lượt xem)Mẫu máu vỡ hồng cầu có ảnh hưởng đến các xét nghiệm hóa sinh không?(1.976 lượt xem)Bệnh táo bón(1.107 lượt xem)Vệ sinh môi trường nhằm kiểm soát nhiểm khuẩn Bệnh viện(2.316 lượt xem)Đo hoạt độ GGT trong máu(6.311 lượt xem)Giá trị xét nghiệm CK-MB và tỷ số CK-MB/CK (%) trong bệnh lý tim mạch(17.000 lượt xem)Đảm bảo chất lượng trong việc xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng(5.023 lượt xem)Các xét nghiệm sinh hóa trong thai kỳ(3.508 lượt xem)Bàn luận về vấn đề dinh dưỡng ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính(1.757 lượt xem)Những lưu ý khi chăm sóc và theo dõi hậu môn nhân tạo(13.510 lượt xem)Lợi ích của xét nghiệm CRP trong chẩn đoán(9.265 lượt xem)Hội chứng chồng lấp Hen-COPD (ACOS)(9.710 lượt xem)Tiếp cận bệnh nhân phù(28.465 lượt xem)Xây dựng và đo lường chỉ số chất lượng tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí(3.275 lượt xem)Phòng ngừa ngã cho người bệnh tại Bệnh viện(9.415 lượt xem)Khảo sát hài lòng người lao động trong môi trường Bệnh viện(3.169 lượt xem)Một cách phân loại bệnh trĩ mới(6.398 lượt xem)Phòng ngừa nhiễm khuẩn ở người bệnh đặt thông tiểu(21.680 lượt xem)Giá trị của xét nghiệm định lượng CEA trong máu(18.532 lượt xem)Vài nét về vai trò của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán bệnh lý ruột thừa(9.076 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK