Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 106
  • Tổng truy cập: 17.171.227
Cảnh báo: Cứ mệt là truyền dịch - Tai biến khó lường!
Cập nhật: 28/01/2021
Lượt xem: 7.805
Hiện nay, ở một số nơi, đặc biệt là vùng nông thôn không hiếm người dân hễ cứ thấy trong người mệt mỏi là đi “truyền nước”, “truyền dịch hoa quả”. Nhiều người chỉ bị sốt, cảm cúm hay đau đầu nhưng cứ yêu cầu được truyền dịch vì cho là tốt. Khi gặp bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn khuyên không nên truyền thì họ tỏ ý không bằng lòng và tìm đến nơi khác để được thỏa mãn nhu cầu. Điều này thật tai hại! Đã có không ít trường hợp gặp tai biến, thậm chí tử vong vì lạm dụng, tự ý truyền dịch khi người đang mệt.

Truyền dịch là gì
Truyền dịch là một biện pháp tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt, đưa những chất có lợi vào cơ thể qua đường máu để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh hoặc để phục hồi cơ thể.... Trên thực tế, việc truyền dịch rất cần thiết trong trường hợp bệnh nặng cần cấp cứu hoặc trong trường hợp người bệnh không thể uống thuốc. Trong nhiều trường hợp truyền dịch là biện pháp cấp cứu quan trọng, giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn nguy hiểm. Tuy nhiên việc truyền dịch không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ là cắm kim truyền rồi chờ cho dịch chảy hết.

Để bệnh nhân được truyền dịch an toàn, bác sĩ cần thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh, từ đó lựa chọn loại dịch truyền, số lượng dịch truyền trong ngày, thời gian truyền và tốc độ truyền thích hợp với từng bệnh nhân. Sau khi có chỉ định của bác sĩ, các điều dưỡng đã được đào tạo sẽ tiến hành truyền dịch. Việc truyền dịch cần tuân thủ tuyệt đối các quy định và phải được thực hiện tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện cấp cứu, để có thể xử lý kịp thời nếu xảy ra hiện tượng sốc phản vệ.

Ngay cả trường hợp truyền dịch theo đúng chỉ định, kỹ thuật truyền đúng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tai biến do phản ứng của từng người với các loại thuốc cũng như dịch truyền khác nhau. Chưa nói đến việc lạm dụng truyền dịch khi chưa cần thiết hoặc truyền dịch không đúng chỉ định sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.

 

Việc truyền dịch cần được thực hiện ở cơ sở y tế có cán bộ chuyên môn có đầy đủ dụng cụ và thiết bị xử lý các tai biến có thể xảy ra
(Hình ảnh kiểm tra tuân thủ quy trình kỹ thuật tiêm truyền tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí)

 
Những nguy cơ khi tự ý truyền dịch
Kỹ thuật truyền tuy khá đơn giản nhưng có thể gặp tai biến. Nhẹ thì gây sưng phù, đau tại vùng tiêm truyền. Nặng gây sốc phản vệ có thể gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch truyền. Đặc biệt nguy hiểm khi truyền dịch ở nhà không có đủ phương tiện để xét nghiệm, cấp cứu khi xảy ra tai biến. Ngoài ra, truyền dịch là đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải và dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hoá, gây các hiện tượng phù ở tim, thận. Và còn gây nguy hiểm đến tính mạng khi bổ sung không đúng các chất vào cơ thể, đơn cử như sau:

+ Người bị suy tim, tim đã co bóp yếu mà truyền dịch vào nhanh quá tim không co bóp được dẫn đến ứ nước trong phổi, làm phù phổi, suy tim, suy hô hấp, thậm chí dẫn đến tử vong.

+ Người bị suy thận, đặc biệt ở thể thiểu niệu hay vô niệu nếu đưa dịch truyền vào nhanh quá, thận sẽ không thải nổi cũng gây ứ nước trong cơ thể, gây phù….

+ Một số người khỏe mạnh khi tự ý truyền dịch hoa quả để bồi bổ sức khỏe, làm đẹp da cũng phải thận trọng. Người khỏe truyền dịch hoa quả có thể sinh ra “lười ăn”, phù tim, thận vì đột ngột đưa vào cơ thể lượng dinh dưỡng và lượng nước quá lớn.

+ Khi tự ý truyền dịch tại nhà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm các bệnh như viêm gan B, C, HIV/AIDS... do kỹ thuật truyền không đúng, không đảm bảo vô trùng.

Ngay cả khi truyền dịch đúng chỉ định, đúng kỹ thuật cũng có thể gặp phải một số tai biến sau:

+ Tại chỗ tiêm truyền bị phù, sưng đau hoặc lan tỏa ra xung quanh làm cho vùng da đó bị viêm tấy đỏ, thậm chí có thể bị hoại tử, nhất là khi truyền các loại dịch cung cấp chất dinh dưỡng.

+ Có thể bị rét run, vã mồ hôi, mặt tái nhợt, khó thở, đau tức ngực,...

Vì vậy khi bị ốm, mệt chúng ta phải đi khám tại các Bệnh viện, cơ sở y tế. Việc truyền dịch cần tuân thủ theo chỉ định bác sĩ sau khi đã thăm khám, xét nghiệm, và chỉ được thực hiện ở cơ sở y tế có cán bộ chuyên môn có đầy đủ dụng cụ và thiết bị xử lý các tai biến có thể xảy ra.

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK