Suy tim là một hội chứng đang ngày càng phổ biến ở nước ta và là vấn đề chung trên toàn Thế giới. Tại Việt Nam, dù chưa có một nghiên cứu chính thức về tỷ lệ mắc bệnh suy tim, song theo ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người nước ta bị suy tim. Tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí quản lý hơn 600 người bệnh suy tim điều trị ngoại trú. Bệnh lý này hiện nay đã trở thành vấn đề được toàn xã hội quan tâm.
Việc phát hiện sớm để có hướng phòng ngừa và điều trị kịp thời là rất cần thiết để làm chậm lại tiến trình của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân suy tim đồng thời cũng làm giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình và cho toàn xã hội.
Chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh suy tim cũng rất cần thiết và góp phần hạn chế sự tiến triển và biến chứng của bệnh
Bên cạnh việc quản lý người bệnh suy tim hàng tháng tại các cơ sở y tế để theo dõi, điều chỉnh lượng thuốc để tránh tình trạng bệnh nặng hơn thì việc hướng dẫn truyền thông cho người bệnh thay đổi thái độ, nhận thức và hành vi về chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bệnh suy tim cũng rất cần thiết và góp phần hạn chế sự tiến triển và biến chứng của bệnh. Dưới đây là một số điều cần lưu ý trong chế độ ăn uống đối với người bệnh suy tim:
Nguyên tắc chung khi xây dựng chế độ dinh dưỡng bệnh suy tim:
- Đủ năng lượng: 30 kcal/kg cân nặng/ngày
- Đủ đạm: 1 - 1,2 g/kg cân nặng/ngày
- Giảm cholesterol dưới 300 mg/ngày
- Giảm muối dưới 5g/ngày
- Tăng kali 3000 - 4000mg/ngày, ít sợi xơ
Các thực phẩm nên dùng:
- Các loại gạo, mỳ, khoai củ, bún, bánh phở…
- Ăn đa dạng các loại: thịt, cá, trứng, tôm, cua , đậu phụ.
- Sữa: Sữa rút muối, sữa không giàu canxi, sữa đậu nành
- Dầu thực vật
- Quả chín: 200 - 400 g/ngày, ăn đa dạng các loại quả
- Ăn đa dạng các loại rau (đặc biệt là rau ăn lá)
Thực phẩm không nên dùng
- Mì chính
- Các chất kích thích: rượu, bia, cà phê…
Thực phẩm hạn chế dùng
- Các thực phẩm chứa nhiều muối: mì tôm, bánh mì, thịt muối, cà muối, giò, chả, patê…
- Phủ tạng động vật
Lưu ý trong chế biến, ăn uống: Chế biến dạng mềm, nhừ, dễ tiêu hoá, ăn chậm nhai kỹ, tránh ăn no quá. Hạn chế các thực phẩm có ga gây chướng bụng. Bữa ăn cuối cùng cách giờ ngủ ít nhất 2h
Thực đơn mẫu:

Năng lượng cả ngày: 1500 - 1600 kcal/ngày
Chất đạm 50 - 60 g
Để được tư vấn và xây dựng thực đơn cụ thể cho người bệnh suy tim, vui lòng liên hệ khoa Dinh dưỡng Bệnh viện để được hỗ trợ.