wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 59
  • Tổng truy cập: 17.096.543
“Đẻ không đau” - Lợi ích vàng sản phụ nên biết
Cập nhật: 15/05/2019
Lượt xem: 2.962
Giảm đau trong đẻ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng hay còn gọi là phương pháp “Đẻ không đau” giúp các sản phụ giảm đau đến 80% trong lúc vượt cạn. Phương pháp này đã, đang được áp dụng tại Bệnh viện Việt nam - Thụy Điển Uông Bí và nhận được những phản hồi tốt từ phía sản phụ.    

     Sinh con luôn được xem là thiên chức của người phụ nữ. Từ lúc mang thai đến khi sinh nở bất kì người phụ nữ nào cũng lo lắng về sức khỏe của bé và đặc biệt là sẽ rất nhiều sản phụ quan tâm đến lúc vượt cạn sẽ như thế nào?                

     Hình ảnh các mẹ bầu đau đớn, mệt mỏi vì “đau đẻ” đã không còn xa lạ khi đến khoa sản của các bệnh viện và nhiều khi nó đã trở thành nỗi ám ảnh đối với rất nhiều sản phụ. Điều này dễ gây ảnh hưởng đến tâm, sinh lý của sản phụ trong khi vượt cạn. Nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, bằng chuyên môn trình độ cao, Bệnh viện Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã và đang triển khai phương pháp gây tê ngoài màng cứng hay còn gọi là phương pháp “Đẻ không đau”.       



Các bác sĩ tiến hành phương pháp gây tê ngoài màng cứng cho sản phụ
(Ảnh: Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí)

     Phương pháp này không chỉ xoa dịu về thể xác mà còn nâng đỡ về tinh thần giúp sản phụ lấy lại cân bằng tâm, sinh lý, hợp tác tốt với nhân viên y tế trong quá trình chuyển dạ. Giúp sản phụ có thể vận động sớm, giảm nguy cơ bế sản dịch và cho con bú sớm.           

     “Kỹ thuật đẻ không đau” là phương pháp gây tê ngoài màng cứng, tức là tiêm thuốc gây tê vào khoang ngoài màng cứng vùng cột sống ở thắt lưng (vùng này chứa các dây thần kinh chi phối các cảm giác đau từ vùng bụng trở xuống). Kỹ thuật này được thực hiện bởi các bác sĩ gây mê. Tư thế sản phụ khi gây tê: sản phụ ngồi đầu cúi - lưng cong hoặc nằm nghiêng trái đầu cúi - co hai gối ép sát bụng. Nhờ tác dụng của thuốc tê, các cơn co tử cung vẫn xảy ra đều đặn và thúc đẩy cuộc chuyển dạ bình thường nhưng sản phụ sẽ không có cảm giác đau đớn.  

     Chị Tống Thị Vân, 31 tuổi trú tại Chí Linh - Hài Dương, sản phụ vừa trải qua cuộc “Vượt cạn” bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng chia sẻ: “ Đây là lần sinh thứ ba của chị. Hai lần trước quá trình chuyển dạ rất đau đớn. Lúc sinh tôi cảm thấy đau đớn không gì tả được. Lần này tôi quyết định sử dụng phương pháp gây tê này lúc chuyển dạ thấy đỡ đau hơn, lúc sinh cũng thấy nhẹ nhàng hơn. Nếu tính theo thang điểm cảm giác đau đớn của hai lần trước là 10 điểm thì giờ chỉ còn 2-3 điểm thôi ”.         

     Với những lợi ích mà phương pháp “Đẻ không đau” mang lại thì đây sẽ là lựa chọn cho các sản phụ khi chuẩn bị bước vào thời điểm “Vượt cạn”. Với phương châm:  “Mang nặng - Đẻ không đau” hy vọng rằng với phương pháp này nói riêng cùng với chuyên môn, trình độ của các bác sĩ, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí sẽ là địa chỉ tin cậy để bạn và gia đình lựa chọn là nơi các thiên thần cất tiếng khóc chào đời. 



Quá trình “Vượt cạn” nhẹ nhàng, chị Vân thấy càng hạnh phúc hơn ôm con gái trong lòng

(Ảnh: Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK