wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 41
  • Tổng truy cập: 17.144.024
Làm thể nào để phát hiện bệnh lậu?
Cập nhật: 08/02/2023
Lượt xem: 1.811
Bệnh lậu (Gonorrhea) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản của cả nam và nữ.

1. Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu do song cầu khuẩn gram âm có tên là Neisseria gonorrhoeae gây nên. Bệnh có biểu hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục, nhưng cũng có thể ở các vị trí khác như họng, hậu môn, mắt.  


 

Hình ảnh vi khuẩn Lậu (Neisseria gonorrhoeae)

2. Đường lây truyền của bệnh lậu
Hầu hết các trường hợp mắc lậu là do quan hệ tình dục với người bị bệnh qua đường âm đạo, hậu môn và đường miệng. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh, gây lậu mắt ở trẻ sơ sinh. Các đường lây truyền khác không qua đường tình dục có thể gặp nhưng rất hiếm.

3. Bệnh lậu có biểu hiện như thế nào?
3.1. Bệnh lậu ở nam giới

* Lậu cấp:
- Ủ bệnh trung bình 3 – 5 ngày, có thể sớm nhất là 1 ngày, chậm nhất là 2 tuần. Thời gian này người bệnh dù không có triệu chứng gì nhưng vẫn có thể lây lan cho người khác.
- Biểu hiện sớm nhất là cảm giác khó chịu dọc niệu đạo kèm theo đái rắt. Mủ có thể tự chảy ra hoặc đi tiểu ra mủ.
- Đái buốt, đái rắt.
- Miệng sáo, quy đầu viêm đỏ, có mủ chảy ra tự nhiên hoặc chảy ra khi vuốt dọc từ gốc dương vật.
- Toàn thân: có thể sốt, mệt mỏi.
         
* Lậu mạn tính: thường do lậu cấp không được điều trị hoặc điều trị không đúng. Biểu hiện lâm sàng thường khó nhận biết làm người bệnh không biết mình bị bệnh.
- Có thể có các triệu chứng sau:
+ Có giọt mủ vào buổi sáng khi chưa đi tiểu gọi là “giọt mủ ban mai”.
+ Đái buốt không rõ ràng. Người bệnh có cảm giác nóng rát, dấm dứt dọc niệu đạo.
+ Đái rắt do viêm niệu đạo sau.

3.2. Bệnh lậu ở nữ giới
* Lậu cấp: Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài hơn, trung bình 5 – 7 ngày. Biểu hiện thường âm thầm không rõ ràng, thậm chí không có biểu hiện triệu chứng của bệnh. Biểu hiện cấp tính: đái buốt, mủ ở âm đạo, niệu đạo, các lỗ tuyến Skene, Batholin, cổ tử cung…, mủ màu vàng hoặc xanh, số lượng nhiều, có mùi hôi; đau khi giao hợp, đau bụng dưới.
         
* Lậu mạn: biểu hiện không rõ ràng, có thể ra “khí hư” giống như các viêm nhiễm khác ở cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, có thể đưa đến nhiều biến chứng như: viêm niêm mạc tử cung, áp xe phần phụ, viêm tắc vòi trứng, viêm vùng hố chậu có thể gây vô sinh, chửa ngoài tử cung.

3.3. Lậu ở một số vị trí khác
- Lậu hầu họng: do quan hệ sinh dục đường miệng, biểu hiện là đau họng, ngứa họng; họng đỏ, có mủ, có thể kèm theo giả mạc.
- Lậu hậu môn – trực tràng: Nguyên nhân gây ra lậu hậu môn – trực tràng ở nam là do quan hệ sinh dục – hậu môn. Ở nữ giới cũng có thể do quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc do mủ chảy từ âm hộ xuống hậu môn. Biểu hiện: mót rặn, buồn đại tiện liên tục, lúc đầu có phân sau đó chỉ có chất nhày hoặc không.
- Lậu mắt: Lậu ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện sau đẻ 1 – 3 ngày, có thể bị một hoặc cả 2 mắt. Mắt sưng nề, không mở được, có rất nhiều mủ từ mắt chảy ra, kết mạc, giác mạc viêm đỏ và có thể loét. Lậu mắt ở người lớn có thể lây do dùng chung khăn, chậu rửa mặt với người bị nhiễm lậu hoặc chính người bệnh gây ra khi đi tiểu mủ dính vào tay rồi dụi lên mắt.

4. Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lậu
Lấy mẫu bệnh phẩm: lấy mủ hoặc dịch tại các vị trí tổn thương để thực hiện các xét nghiệm sau:
- Phương pháp Nhuộm Gram: thấy song cầu Gram âm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính. Phương pháp này cho kết quả nhanh, chi phí thấp, độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong trường hợp viêm mủ niệu đạo ở nam giới. Tuy nhiên với các nhiễm trùng tại họng, cổ tử cung và trực tràng thì xét nghiệm này có độ chính xác thấp.

-  Phương pháp nuôi cấy – kháng sinh đồ: phương pháp này có ưu điểm là độ nhạy, độ đặc hiệu cao, xác định được mức độ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn lậu nhưng thời gian cho kết quả lâu (3 – 5 ngày). Lậu là vi khuẩn rất khó nuôi cấy nên mẫu bệnh phẩm cần được nhanh chóng chuyển đến phòng xét nghiệm để nuôi cấy trên môi trường thích hợp (như môi trường GC, Thayer – Martin..) và ủ ở 37oC, 5% CO2.

 
Neisseria gonorrhoeae không mọc trên thạch máu cừu (phía trên bên trái), các khuẩn lạc nhìn thấy được trên thạch GC (phía trên bên phải) và thạch Martin-Lewis (bên dưới)

- PCR (polymerase chain reaction) là kỹ thuật có độ đặc hiệu và độ nhạy cao.

Người bệnh nghi ngờ mắc lậu cần được khám lâm sàng và xét nghiệm tìm căn nguyên để chẩn đoán phân biệt bệnh lậu với các viêm niệu đạo không phải do vi khuẩn lậu như viêm niệu đạo do nấm Candida, do ký sinh trùng Trichomonas, do tụ cầu, liên cầu…
         
Khoa Vi sinh, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí được trang bị đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất cùng đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm hoàn toàn đáp ứng nhu cầu làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lậu. 

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK