wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 74
  • Tổng truy cập: 16.694.822
Xét nghiệm tìm kháng thể IGM của virus Enterovirus (EV71) trong huyết thanh giúp bạn phát hiện sớm để điều trị và phòng bệnh tay chân miệng
Cập nhật: 30/05/2022
Lượt xem: 7.482
1. Giới thiệu
Dịch bệnh tay – chân – miệng có xu hướng tăng cao vào thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh. Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch covid các bé bắt đầu đi học trở lại là một trong những nguyên nhân thuận lợi khiến dịch bệnh bùng phát và lây lan nhanh.

Biểu hiện chính của bệnh là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Vậy nguyên nhân là do đâu?

2. Nguyên nhân
Bệnh tay – chân – miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus typ 71 (EV71). Trong đó, EV71 là tác nhân gây ra các trường hợp ca bệnh nặng và các biến chứng nguy hiểm.
         
Bệnh tay chân miệng có thể bị tái nhiễm nhiều lần: Trẻ có thể bị mắc bệnh tay – chân – miệng lần thứ 2, lần thứ 3, thậm chí lần thứ 4 hoặc nhiều hơn vì những lý do như sau:

- Trẻ em (kể cả người lớn) sau khi bị nhiễm vi rút gây bệnh tay chân miệng, dù có biểu hiện lâm sàng hay không có triệu chứng lâm sàng thì người bệnh ít nhiều vẫn có thể có kháng thể chống lại vi rút, nhất là vi rút EV71. Tuy nhiên lượng kháng thể này không nhiều và không bền vững theo thời gian nên không đủ để bảo vệ trẻ khi có sự lây nhiễm kế tiếp khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây.

- Ngoài hai chủng vi rút gây bệnh tay – chân – miệng phổ biến ở trẻ em Việt Nam hiện nay là vi rút EV71 và chủng vi rút Coxsackie A16 còn có hơn 10 chủng vi rút thuộc nhóm vi rút đường ruột (Enterovirus) có thể gây bệnh tay chân miệng cho trẻ. Đây chính là lý do trẻ có thể bị mắc bệnh tay – chân – miệng nhiều lần.

- Khi trẻ bị nhiễm bệnh tay – chân – miệng do một chủng vi rút nào đó, trẻ chỉ có kháng thể chống lại loại vi rút mà trẻ vừa bị nhiễm. Hoàn toàn không có tình trạng miễn nhiễm chéo giữa các chủng vi rút gây bệnh tay – chân – miệng ở trẻ.

3. Nguồn lây và đường lây
Bệnh tay – chân – miệng chủ yếu lây qua đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Những trẻ học lớp mầm non, mẫu giáo có nguy cơ nhiễm bệnh rất lớn vì trong quá trình học tập, vui chơi trẻ có thể bị lây chéo qua đường miệng do chơi cùng các đồ chơi và thói quen ngậm đồ chơi vào miệng.

4. Biểu hiện của bệnh tay chân miệng
Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài 3 – 7 ngày và chưa có biểu hiện rõ ràng. Đến giai đoạn khởi phát, trẻ có các biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày, giai đoạn này kéo dài từ 1 – 2 ngày.

Sau giai đoạn khởi phát, các dấu hiệu kinh điển của bệnh bắt đầu xuất hiện như:
- Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước, đường kính 2 – 3 mm ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

-  Sốt nhẹ, nôn.

 
- Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
 
                    Tổn thương của bệnh tay chân miệng


          Tổn thương của bệnh tay chân miệng

- Thường sau 3 – 5 ngày trẻ hồi phục hoàn toàn, không để lại biến chứng. Tuy nhiên, đối với những thể tối cấp thường do EV71 thì bệnh diễn biến nhanh, có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong vòng 24 – 48 giờ.

5. Các xét nghiệm chẩn đoán
- Các xét nghiệm cơ bản:
+ Công thức máu: Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường. Bạch cầu tăng cao thường liên quan đến khi có biến chứng.

+ Protein C phản ứng trong giới hạn bình thường.

+ Các xét nghiệm: Đường huyết, điện giải đồ, X quang phổi thường trong giới hạn bình thường.

- Các xét nghiệm phát hiện virus:
+ Test nhanh EV71: Phương pháp này pháp hiện sự có mặt kháng thể IgM EV71 trong cơ thể của người bệnh.

+ Real–time PCR: Lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng hoặc dịch não tủy để xác định nguyên nhân.

Việc chẩn đoán bệnh tay chân miệng sớm giúp người bệnh được chăm sóc đúng cách, giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp các biến chứng xấu do bệnh gây ra.

Với những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng thì việc xét nghiệm để chẩn đoán tay chân miệng là yếu tố cần thiết để phát hiện sớm và điều trị biến chứng vì hiện nay bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị hỗ trợ.

Khoa Vi Sinh, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí đã triển khai xét nghiệm tìm kháng thể IgM EV71 hỗ trợ chẩn đoán và điều trị trong lâm sàng. Xét nghiệm cho kết quả nhanh, chính xác, chỉ sau khoảng 30 phút từ khi lấy máu, người bệnh đã có được kết quả.

6. Các biện pháp phòng bệnh
Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu nên vấn đề vệ sinh là biện pháp phòng ngừa tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ trước dịch bệnh và hạn chế dịch bệnh lây lan.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn, đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt, trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ…, hướng dẫn trẻ thực hiện rửa tay đúng cách để hạn chế sự lây lan bệnh.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, sàn nhà bằng xà phòng sát khuẩn hoặc các chất tẩy rửa (dung dịch Cloramin B 2%)

- Bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa nên cần thực hiện ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng.

- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh để ngăn chặn sự lây nhiễm cho trẻ khác trong môi trường học đường.

- Nếu gia đình có nhiều trẻ cùng chung sống, nên cách ly tuyệt đối giữa trẻ lành và trẻ bệnh bằng nhiều cách tùy theo hoàn cảnh gia đình như gởi trẻ lành tạm thời ở một nơi khác, khuyến khích trẻ bệnh không nên chơi chung với trẻ lành trong thời gian mắc bệnh, cần giám sát chặt chẽ các hoạt động của trẻ bệnh trong sinh hoạt thường nhật.

- Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế cho mình và cho cả trẻ có bệnh.

- Sử dụng thuốc điều trị tại nhà cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

- Theo dõi tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời. Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt cao, li bì, mất tỉnh táo cần nhập viện ngay lập tức.

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK