Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 63
  • Tổng truy cập: 23.287.668
Ăn bổ sung đúng thời điểm
Cập nhật: 30/05/2022
Lượt xem: 2.347
I. Định nghĩa
Ăn bổ sung là hình thức bổ sung thêm thức ăn khác cho trẻ ngoài sữa mẹ. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm) là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày). Do nhu cầu của trẻ tăng cao, sữa mẹ không đáp ứng đủ vì vậy cần bổ sung thêm thức ăn cho trẻ. Cần cho trẻ ăn bổ sung đúng thời điểm để tránh gây những ảnh hưởng xấu cho trẻ.

II. Nguy cơ khi cho trẻ ăn bổ sung sai thời điểm
1. Nguy cơ cho trẻ ăn bổ sung sớm:
trẻ ăn bổ sung sớm sẽ làm tăng gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa, sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Thức ăn bổ sung thường khó tiêu, nên bé sẽ biếng ăn. Không đủ chất dinh dưỡng, bé sẽ chậm tăng cân và dễ bị suy dinh dưỡng. Đối với trẻ em thì chế độ ăn được tuần tự từ các thức ăn lỏng như sữa, chuyển sang bột loãng, bột đặc rồi cháo và cơm.

- Làm cho trẻ ít bú sữa mẹ, không cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của trẻ

- Chỉ cho trẻ ăn súp hay cháo loãng thì người chăm sóc có thể cho trẻ ăn dễ dàng hơn, nhưng lại khiến bữa ăn nghèo chất dinh dưỡng

- Tăng nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ

- Tăng nguy cơ bị mắc tiêu chảy do thức ăn bổ sung không sạch hay không tiêu hóa dễ như sữa mẹ

- Tăng nguy cơ dị ứng vì trẻ chưa thể tiêu hoá được các protein có trong thức ăn

- Không cho trẻ ăn cơm nhai, cơm mớm rất mất vệ sinh, thậm chí còn là nguồn lây lan truyền bệnh cho trẻ.

- Tăng nguy cơ mang thai của bà mẹ nếu không cho con bú thường xuyên.

- Nên cho trẻ bú đến 18 tháng - 24 tháng tuổi, không cai sữa trẻ trước 12 tháng tuổi. Khi cai sữa cho trẻ cần chú ý:
   + Không cai sữa quá sớm, khi chưa có đủ thức ăn thay thế hoàn toàn sữa mẹ.

   + Không nên cai sữa vào mùa hè nóng nực, vì trẻ kém ăn.

   + Không nên cai sữa đột ngột dễ gây sang chấn tinh thần làm trẻ quấy khóc, biếng ăn.

   + Không cai sữa khi trẻ bị ốm, nhất là khi bị tiêu chảy vì thức ăn thay thế trẻ chưa thích nghi được dễ dẫn tới rối loạn tiêu hoá, dễ gây hậu quả suy dinh dưỡng.

   + Sau khi cai sữa, cần có các chế độ ăn thay thế đảm bảo đủ chất cho trẻ, nhất là chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ...), chất béo (dầu, mỡ) và các vitamin, khoáng chất (rau xanh, quả chín…).

2. Nguy cơ cho trẻ ăn bổ sung muộn:  khi cho trẻ ăn bổ sung muộn, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu thì trẻ sẽ chậm tăng cân. Vì sữa mẹ sau 6 tháng không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng lên của trẻ, nên cần phải cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung. Ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ cần được ăn thêm từ 1-2 bữa bột trong một ngày.

3. Thời điểm ăn bổ sung
- Tùy vào từng trẻ, nhưng nên cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ đủ 6 tháng tuổi

 

Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6-7 tháng tuổi

4. Nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung:
- Sử dụng đa dạng các thực phẩm khi chế biến thức ăn cho trẻ: bữa ăn bổ sung của trẻ cần có ít nhất 5 trong tổng số 8 nhóm thực phẩm, trong đó nhóm 8 (dầu ăn, mỡ) là thành phần bắt buộc phải có. 8 nhóm thực phẩm này được phân chia nhỏ từ 4 nhóm thực phẩm lớn để giúp các bà mẹ, người chăm sóc trẻ hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng và chăm sóc dinh dưỡng trẻ tốt hơn.

4.1.  Các thực phẩm cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể:
   + Nhóm 1: lương thực (gạo, ngô, khoai, sắn…).

4.2. Các thực phẩm cung cấp chất đạm:
   + Nhóm 2: các loại hạt (đậu, đỗ, lạc, vừng…).
   + Nhóm 3: Sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa công thức, sữa chua, sữa tươi, phô mai…)
   + Nhóm 4: thịt các loại (lợn, gà, bò…), thủy sản (cá, tôm, cua, ốc, lươn…).
   + Nhóm 5: trứng (gà, vịt, chim cút…) và các sản phẩm từ trứng.

4.3. Các thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ:
   + Nhóm 6: củ, quả có màu vàng, màu da cam, màu đỏ (bí ngô, gấc…) hoặc rau tươi có màu xanh thẫm.
   + Nhóm 7: rau, củ, quả khác như su hào, củ cải…

4.4. Các thực phẩm cung cấp chất béo:
   + Nhóm 8: dầu ăn, mỡ các loại.

- Tận dụng các nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương.

- Chế biến thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt, hợp khẩu vị của trẻ. Không nên nêm nhiều nước mắm, gia vị mặn vì có thể ảnh hưởng đến chức năng thận của trẻ. Sử dụng các thực phẩm bổ sung vi chất như nước mắm bổ sung sắt, bột canh bổ sung i ốt…Độ đặc, số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới.

- Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.

- Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì sẽ làm trẻ chán ăn, ăn ít hoặc bỏ bữa.

5. Các bước chuẩn bị một bữa ăn bổ sung cho trẻ:
- Bước 1: Sơ chế thực phẩm.
   + Rửa thực phẩm sạch sẽ.
   + Thái/nghiền nhỏ rau/củ/quả. Cần gọt vỏ củ/quả và loại bỏ hạt trước khi thái.
   + Băm nhỏ hoặc xay thịt, cá, tôm... rồi hòa vào chút nước, đánh tan. Với bột/cháo trứng cần đánh tan trứng.

- Bước 2: Nấu chín cháo, bột
   + Đong đủ lượng nước và bột/gạo cho vào xoong, nồi rồi nấu chín. Lưu ý quấy đều tay để bột không bị vón, cháo không bị bén nồi.

- Bước 3: Thêm trứng hoặc thịt/cá/tôm...
   + Cho trứng đã đánh tan hoặc cho thịt/cá/tôm... đã băm nhỏ vào nồi bột/cháo.
   + Đảo đều tay trong khoảng 5 phút.

- Bước 4: Thêm rau/củ
   + Cho rau/củ đã băm hoặc nghiền nhỏ vào nồi bột/cháo, đảo đều và nấu chín.

- Bước 5: Thêm dầu, mỡ và nêm mắm/muối/gia vị
   + Thêm dầu, mỡ và nêm mắm/muối/gia vị (chú ý chọn loại có bổ sung i ốt và không cho trẻ ăn mặn) vào nồi bột/cháo quấy đều rồi bắc ra khỏi bếp. Bột chín là bột khi đổ ra đã róc xoong.

*** Lưu ý: Có thể kết hợp bước 2 và bước 3 (hoà bột cùng với thịt/cá/tôm trước rồi sau đó đặt lên bếp để nấu).

Các giai đoạn cho trẻ ăn bổ sung: trẻ từ 7 – 9 tháng, 10 – 12 tháng và trẻ từ 13 -24 tháng.


Dinh dưỡng cho trẻ 7- 9 tháng tuổi:
- Khi bắt đầu ăn bổ sung, hệ tiêu hoá của trẻ cần có thời gian để thích nghi với thức ăn mới. Nên tập ăn cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn lượng tăng dần, độ đặc tăng dần. Lúc đầu cho ăn 2-3 thìa bột mỗi lần, mỗi ngày cho trẻ ăn từ 2-3 lần. Thời gian làm quen này không quá 2 tuần. 

- Khi trẻ đã quen với thức ăn mới, có thể tăng dần từ 2-3 bữa bột một ngày (mỗi bữa từ 1/2 - 2/3 bát ăn cơm). 

- Cho trẻ uống thêm 4 - 6 thìa nước quả nghiền như nước cam, bưởi, hồng xiêm, đu đủ… - Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu. Với những trẻ không được bú mẹ vì lý do nào đó thì cần cho trẻ uống 600-700 ml sữa một ngày (bao gồm sữa công thức, sữa chua, pho mai…)

*** Lưu ý: Không cho trẻ ăn bột loãng vì trẻ sẽ chóng no mà không nhận được lượng dinh dưỡng cần thiết. Thức ăn đủ độ đậm đặc cung cấp nhiều năng lượng hơn cho trẻ.

Dinh dưỡng cho trẻ 10 - 12 tháng tuổi: 
- Cho trẻ ăn 3 bữa bột đặc/ngày, mỗi bữa từ 3/4 đến miệng bát. 

- Cho trẻ uống thêm 6-8 thìa nước quả nghiền như nước cam, bưởi, hồng xiêm, đu đủ… (chia làm 2 lần mỗi ngày). 

- Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu. Với những trẻ không được bú mẹ vì lý do nào đó thì cần cho trẻ uống thêm 500-600 ml sữa một ngày (bao gồm sữa công thức, sữa chua, pho mai…).

***Lưu ý: Trái cây cần nghiền nhỏ hoặc vắt/ép lấy nước cho trẻ uống.

Dinh dưỡng cho trẻ 13-24 tháng tuổi:
- Cho trẻ ăn 3 bữa cháo đặc mỗi ngày. 

- Cho trẻ ăn thêm các bữa phụ: hoa quả, sữa chua, bánh… xen kẽ các bữa chính.

- Khuyến khích trẻ ăn thêm những loại thức ăn mới bằng cách cắt nhỏ, để trẻ tự cầm ăn. 

- Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu. Với những trẻ không được bú mẹ vì lý do nào đó thì cần cho trẻ uống thêm 500 ml sữa một ngày (bao gồm sữa công thức, sữa chua, pho mai…).

BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK