Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 74
  • Tổng truy cập: 20.187.450
Bệnh liệt mặt ngoại biên trong mùa lạnh và điều trị phục hồi chức năng
Cập nhật: 13/11/2023
Lượt xem: 1.023
Miền Bắc đang sắp bước vào mùa lạnh, đây là thời điểm nhiều người có nguy cơ bị liệt mặt ngoại biên. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng dễ để lại di chứng về thẩm mỹ nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Nguy hiểm nhất là bị viêm loét giác mạc do mắt không nhắm được, gây khô mắt, nhiễm trùng giác mạc dẫn đến viêm, loét giác mạc.

Liệt mặt là bệnh cảnh rất thường gặp trong lâm sàng thần kinh. Trong liệt mặt có 2 thể là trung ương và ngoại biên tùy theo vị trí tổn thương thần kinh. Liệt mặt ngoại biên là hội chứng tổn thương dây thần kinh số VII gây giảm hoặc mất vận động các cơ ở mặt.

 

Hình ảnh minh họa người bệnh liệt dây thần kinh số VII ngoại biên

Nguyên nhân:
- Do viêm nhiễm: viêm đa rễ và dây thần kinh, viêm màng não, viêm dây thần kinh VII, viêm tai xương chũm, viêm tai giữa mạn tính…
- Do sang chấn, chấn thương: Vỡ nền sọ gây vỡ xương đá, tai biến sản khoa do forcep, tai biến phẫu thuật tai…
- Do khối u
- Do virus
- Do lạnh: đây là nguyên nhân chiếm 80% ca mắc, là nguyên nhân lành tính, có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời

Triệu chứng:
- Quan sát thấy mặt mất sự cân đối:
   + Bên liệt: Mép sệ xuống, mắt nhắm không kín, lông mày hạ thấp hơn, rãnh mũi má mất, nhân trung lệch sang bên lành. Nước bọt chảy ra ở mép bên liệt, ăn uống vương vãi thức ăn.
   + Mất nếp nhăn trán
   + Miệng méo khi cười
   + Người bệnh khó khăn khi làm các động tác: phồng má, chúm miệng thổi lửa, huýt sáo…
   + Có các dấu hiệu Charles – Bell hoặc Souques

- Phản xạ: Người bệnh chậm các phản xạ sau:
   + Phản xạ mũi mi
   + Phản xạ xoáy ốc mi mắt

- Các triệu chứng khác :
   + Có thể tê mặt bên liệt
   + Mất vị giác 2/3 trước lưỡi
   + Khô mắt hoặc tăng tiết nước mắt

- Người bệnh có dấu hiệu liệt dây thần kinh số VII ngoài được chẩn đoán lâm sàng, còn được thực hiện các cận lâm sàng, xác định chính xác tình trạng, nguyên nhân gây bệnh.
   + Chụp cộng hưởng từ sọ não có mạch máu não để xác định tổn thương tại trung ương hay ngoại biên.
   + Ghi chẩn đoán điện: phản xạ Blink test và ghi dẫn truyền vận động dây thần kinh VII.
   + Các xét nghiệm khác: Công thức máu, đường máu, máu lắng, sinh hóa...

Tiến triển:
Đối với liệt dây thần kinh số VII ngoại biên đơn thuần tiến triển tốt, nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách thì có thể chữa khỏi. Trường hợp nặng hoặc không được điều trị đúng cách sẽ để lại các di chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe như:
- Mặt bị lệch, co cứng cơ mặt
- Viêm giác mạc, có thể có nguy cơ mù lòa
- Liệt mềm chuyển sang liệt cứng: đây là đặc điểm riêng của liệt dây VII, là bằng chứng của sự thoái hóa thần kinh.

Điều trị Phục hồi chức năng:
1. Nguyên tắc:

- Điều trị càng sớm càng tốt
- Tránh các kích thích mạnh trong giai đoạn cấp của bệnh
- Kết hợp điều trị nội khoa, bảo vệ mắt bên liệt
- Kết hợp điều trị oxy cao áp mang lại hiệu quả rất cao

 

Nhân viên y tế điều trị cho người bệnh liệt dây thần kinh số VII ngoại biên tại khoa Phục hồi chức năng

2. Điều trị giai đoạn cấp tính:
- Làm tăng tuần hoàn, giảm co cứng và biến dạng mặt: Dùng nhiệt ấm, dùng băng dính chữ Y cố định ở trán - môi trên và dưới để nâng cơ mặt, cử động nhẹ nhàng tránh các kích thích mạnh
- Bảo vệ mắt, chống khô và viêm giác mạc tránh nguy cơ mất thị lực, vệ sinh răng miệng: Đeo kính râm, đặt gạc tẩm huyết thanh hoặc nước muối sinh lý để băng mắt lại; Đánh răng, súc miệng nước muối đều đặn.
- Phục hồi chức năng giao tiếp, chức năng sinh hoạt cho người bệnh: Tập phát âm, hướng dẫn các hoạt động hàng ngày như uống nước, đánh răng, ăn cơm…

3. Điều trị giai đoạn bán cấp và mạn tính:
Tiếp tục các mục tiêu điều trị của giai đoạn trước và tiến hành điều trị các vấn đề:
- Tăng cường trương lực cơ, phục hồi cơ mặt bị teo, điều trị co cứng cơ mặt, tăng cường tuần hoàn: Dùng nhiệt nóng (hồng ngoại), điện từ trường, điện xung kích thích cơ, xoa bóp kích thích đá lạnh xen kẽ; Tập các cơ mặt qua các bài tập từ trợ giúp, chủ động đến đề kháng.

4. Các bài tập tại nhà:
- Hướng dẫn người bệnh giữ ấm mặt, bảo vệ mắt, vệ sinh răng miệng
- Khuyến khích và hướng dẫn người bệnh tập các bài tập đơn giản (đứng trước gương tập):
   + Nhắm mắt, mở mắt
   + Huýt sáo, thổi lửa
   + Cười, ngậm chặt miệng, cười mỉm
   + Nhăn trán
   + Phát âm
   + Nhai kẹo cao su phía bên liệt

 

Bài tập luyện cho người bệnh liệt mặt ngoại biên (Hình ảnh minh họa)


Bài tập luyện cho người bệnh liệt mặt ngoại biên (Hình ảnh minh họa)
 
Phòng bệnh liệt mặt ngoại biên trong mùa lạnh:
Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, đặc biệt là những người thường xuyên thức khuya hoặc lạm dụng rượu bia khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần sa sút, căng thẳng lại càng dễ bị nhiễm lạnh do suy giảm sức đề kháng.

Để phòng bệnh, quan trọng nhất là giữ ấm vùng đầu, mặt, cổ. Buổi sáng ngủ dậy nên ở trong phòng ấm 10-15 phút làm quen thời tiết trước khi ra ngoài. Khi trẻ chơi ngoài trời lạnh, cha mẹ cần chú ý cho trẻ mặc ấm, quấn khăn, đội mũ, chơi trong thời gian ngắn. Tránh ngồi nơi gió lùa, không tắm quá khuya, đi đường xa phải đeo kính, bịt mặt, che ấm cả hàm, đeo khẩu trang, không nên cho trẻ nhỏ ngồi phía trước xe. Sau khi uống rượu, bia thì không đi ngoài trời lạnh hay tắm lạnh. Đồng thời, tập thể dục thường xuyên, ăn uống khoa học để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.  

Khi có các triệu chứng, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để được tư vấn điều trị phục hồi chức năng bệnh liệt mặt ngoại biên, xin vui lòng liên hệ: Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, tầng 1, Tòa nhà DIII.
Số điện thoại: 0203.6273.642

***Tài liệu tham khảo:
- “Giáo trình vật lý trị liệu hệ thần kinh cơ”, Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, 2014
- “Hướng dẫn chấn đoán, điều trị chuyên ngành Phục hồi chức năng”, Bộ Y tế

 
Khoa Phục hồi chức năng
 
 

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK