Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 81
  • Tổng truy cập: 21.810.713
Hiệu quả của thuốc giảm đau dạ dày
Cập nhật: 30/06/2021
Lượt xem: 7.161
Đau dạ dày làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc sử dụng thuốc đúng liều lượng, thời điểm sẽ giúp giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng... Những thông tin dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ thêm về hiệu quả của các nhóm thuốc đang được cấp phát tại Quầy thuốc Bảo hiểm y tế - Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí  liên quan đến bệnh đau dạ dày:

1. Nhóm thuốc trung hòa acid (antacid)
Hiện Quầy thuốc Bảo hiểm y tế của Bệnh viện đang lưu hành thuốc Mezapulgit.

Nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa axit dịch vị ở dạ dày, giúp giảm triệu chứng ợ nóng, giảm đau, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Do thuốc không có khả năng ức chế quá trình tiết acid nên chỉ được dùng để giảm triệu chứng ngắn hạn. 

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hoặc khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng. Nếu quên 1 liều, cần uống sớm nhất có thể, không tự ý tăng liều gấp đôi.

Thuốc với dạng thuốc lỏng, lắc đều thuốc trước khi dùng. Không nên uống chung với các đồ uống khác vì có thể làm giảm hiệu lực của thuốc.

 

Thuốc antacid đang sử dụng tại bệnh viện

Uống thuốc trung hòa acid là ngay sau bữa ăn hoặc khi có cơn đau (hay khó chịu). Nên dùng thuốc trung hòa acid cách xa ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi uống các thuốc sau: Thuốc kháng H2, kháng sinh nhóm cycline, kháng sinh nhóm fluoroquinolone, digoxin, muối sắt…

2. Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) là một trong những thuốc được sử dụng rộng rãi nhất trong lâm sàng do tác động đến chốt chặn cuối cùng của quá trình tiết axit bằng cách ức chế mạnh bơm H+/K+ ATPase đóng vai trò bài tiết proton ở dạ dày. Một số thuốc lưu hành tại Bệnh viện như: omeprazol (Omeptul), esomeprazol (Nexium), rabeprazol (Happi 20), pantoprazol (Pantoprazol Savi) …


 

Một số thuốc PPI đang sử dụng tại bệnh viện

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén hay viên nang bao tan trong ruột. Những dạng thuốc này không nên bẻ nhỏ, nhai hay nghiền nát viên thuốc trước khi uống mà phải uống nguyên viên. Thuốc đạt hiệu quả tốt nhất khi uống trước ăn 30-60 phút để thuốc có thời gian hấp thu.

3. Nhóm thuốc tăng cường hệ thống bảo vệ niêm mạc
Bismuth: Do có ái lực bao phủ chọn lọc lên đáy ổ loét dạ dày mà không có tác dụng đối với niêm mạc dạ dày bình thường nên bismuth thường được dùng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng kích thích tiết prostaglandin (yếu tố bảo vệ niêm mạc) và tăng tiết nhầy, góp phần diệt vi khuẩn H. pylori.


 

Một số thuốc tăng cường hệ thống bảo vệ niêm mạc đang sử dụng tại Bệnh viện

Tuy nhiên, đối với những người có bệnh lý về đường tiêu hóa, cần uống bismuth trước khi ăn từ 15-30 phút, uống với nhiều nước.      

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh - Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK