Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 81
  • Tổng truy cập: 21.764.417
Những lưu ý trước và ngay sau khi hiến máu tình nguyện
Cập nhật: 06/11/2024
Lượt xem: 118
Máu là loại “thuốc” điều trị đặc biệt quý giá, chỉ có thể được hiến tặng từ những người khỏe mạnh. Hiến máu là hành động cao đẹp, giúp mang đến món quà sức khỏe vô giá cho người bệnh.
 
Hàng năm, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức những đợt hiến máu nhân đạo, thu hút đông đảo tình nguyện viên tham gia. Để đảm bảo sức khoẻ và yên tâm hơn trong mỗi lần hiến máu, các tình nguyện viên nên lưu ý một số điều dưới đây trước và ngay sau khi hiến máu tình nguyện:
 
1. Trước khi hiến máu
- Đêm trước hiến máu không nên thức quá khuya (đảm bảo giấc ngủ ít nhất 6 tiếng).
- Nên ăn nhẹ, KHÔNG ăn các đồ ăn có nhiều đạm, mỡ. 
- KHÔNG uống rượu, bia. 
- Chuẩn bị tâm lý thực sự thoải mái. 
- Mang theo giấy tờ tùy thân. 
- Uống nhiều nước.

 

2. Ngay sau khi hiến máu 
- Duỗi thẳng, hơi nâng cao cánh tay trong 15 phút. 
- Hạn chế gập tay trong quá trình nghỉ sau hiến máu. 
- Nghỉ tại điểm hiến máu tối thiểu 15 phút. 
- Uống nhiều nước. 
- Chỉ ra về khi cảm thấy thực sự thoải mái. 
- Nếu xuất hiện chảy máu từ vết băng cầm máu cần: 
   + Nâng cánh tay lên và ấn nhẹ vào vết bông 
   + Ngồi xuống ghế và thông báo cho nhân viên y tế để được hỗ trợ



***Nếu có các biểu hiện bất thường về sức khỏe như mệt, chóng mặt hoặc vã mồ hôi, cần: 
- Ngay lập tức ngồi hoặc nằm ngay xuống, tốt nhất là nâng cao chân. 
- Giữ bình tĩnh, hít sâu, thở ra chậm. 
- Tìm kiếm sự giúp đỡ của bất kì người nào đang ở gần đó. 
- Báo ngay cho nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên. 
- Chỉ ngồi dậy và đứng lên khi hết cảm giác chóng mặt, mệt mỏi.
 
3. Sau khi rời điểm hiến máu
- Tiếp tục uống nhiều nước để bổ sung lại thể tích bị mất khi hiến máu. 
- Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường; tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa, dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.
 
4. Trong vòng 48 tiếng sau hiến máu 
- Tránh thức khuya, dùng các chất kích thích như rượu, bia. 
- Không hút thuốc lá trong vòng 4 tiếng. 
- Tránh nâng vật nặng bằng tay vừa hiến máu. 
- Tránh các hoạt động đòi hỏi nhiều thể lực như: thi đấu thể thao, đá bóng, tập thể hình, leo trèo cao… đề phòng bị bầm tím tay và chóng mặt.
 
***Lưu ý chăm sóc vị trí chọc kim:
- Băng cầm máu cần được giữ ít nhất trong 4 - 6 giờ. 
- Trong một số trường hợp ít gặp, nếu sau khi tháo băng vẫn có máu tươi chảy ra, hãy ấn nhẹ tay vào vị trí bông băng. Đồng thời nâng cao cánh tay 3-5 phút, sau đó băng lại. Giữ băng thêm 6 giờ nữa. 
- Nếu sau hiến máu thấy xuất hiện vết bầm tím tại vị trí lấy máu, đừng quá lo lắng.
   + Trong ngày đầu, có thể dùng đá lạnh chườm lên vị trí bị bầm tím.
   + Sau 1 ngày, chuyển sang chườm ấm (chườm 2-3 lần/ngày, mỗi lần 10 phút). Vết bầm tím thường sẽ tự tan và biến mất sau 1 tuần.
 
Để được hỗ trợ thêm về các vấn đề cần lưu ý trước và ngay sau khi hiến máu tình nguyện, vui lòng liên hệ Khoa Huyết học - truyền máu, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí, số điện thoại : 02032243316

 
Khoa Huyết học – Truyền máu

Bản quyền Website thuộc về
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh - Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK