Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 44
  • Tổng truy cập: 20.546.425
Phòng ngừa trực khuẩn Salmonella (Vi khuẩn thương hàn) gây ngộ độc thực phẩm
Cập nhật: 17/06/2024
Lượt xem: 197
1. Giới thiệu:
Thương hàn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn Thương hàn (Salmonella typhi) và phó Thương hàn (Salmonella paratyphi A, B) gây nên. Bệnh có thể phát triển thành dịch rất nhanh, và trực khuẩn có thể gây bệnh cho con người qua đường tiêu hóa.

Với những trường hợp bệnh nặng sẽ xuất hiện triệu chứng táo bón, dấu hiệu ban đầu là sốt và sốt cao kéo dài, mệt mỏi, ho khan, phát ban dạng sởi ở vùng quanh thắt lưng... Bệnh sẽ khởi phát đột ngột gây ra một hội chứng nhiễm độc toàn thân nặng. Độc tố của bệnh gây ra loét họng, loét ruột gây chảy máu ruột và có thể gây nhiễm độc cơ tim, làm viêm cơ tim, trụy tim mạch, viêm não... ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Thời gian: Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thực tế thường xảy ra vào mùa hè (khoảng từ tháng 6 đến tháng 9).

Salmonella là trực khuẩn gram âm, kích thước 1 - 3 x 0,5 - 0,7 μm có lông, di động, không sinh nha bào. Trực khuẩn có 03 loại kháng nguyên chính là O, H, Vi.

Salmonella tìm thấy trong túi mật người bệnh, người lành mang trùng và được đào thải ra môi trường bên ngoài qua phân. Đây là loại vi khuẩn có sức đề kháng cao và tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài: Có thể tồn tại trong nước 2 đến 3 tuần, trong phân 2 - 3 tháng. Trong nước đá có thể sống được 2 - 3 tháng.

Salmonella bị huỷ bởi nhiệt độ: 50 độ C trong vòng 1 giờ hoặc 100 độ C trong vòng 5 phút và bị diệt bởi các chất sát khuẩn thường dùng.

 
   Hình ảnh Salmonella dưới kính hiển vi điện tử (vi khuẩn hình que)
 
2. Nguồn truyền nhiễm:
- Người bệnh là nguồn bệnh quan trọng, người bệnh có thể lây cho người khác ngay trong thời kỳ ủ bệnh.
- Người khỏi bệnh mang vi khuẩn: Sau khi hết các triệu chứng lâm sàng, đa số người khỏi bệnh vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường bên ngoài trong 2 - 3 tuần. Ngoài ra một số ít người bệnh vẫn có thể thải vi khuẩn ra môi trường 2 đến 3 tháng sau khi hết các triệu chứng lâm sàng (người lành mang trực khuẩn Salmonella).

Con vật nuôi trong nhà như chó, mèo, “thú cưng”… cũng có thể mang vi khuẩn. Các loại động vật nuôi thường rong chơi khắp nơi trong nhà, sân vườn, ngoài đường, do đó, chúng cũng có thể mang vi khuẩn từ ngoài vào nhà.

- Trực khuẩn Salmonella chủ yếu có trong thực phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế, loại vi khuẩn này có thể xuất hiện tại rất nhiều nơi của gia đình, nhà hàng như trong bếp ăn, bồn rửa, tay nắm cửa, tay cầm tủ lạnh, tay cầm lò vi sóng… Do đó, chúng ta nên làm sạch những vị trí này mỗi tuần một lần bằng khăn lau sạch (nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn thì lau bằng khăn khử trùng).

3. Nguyên nhân và đường lây nhiễm trực khuẩn Salmonella
3.1 Nguyên nhân:

3.1.1 Môi trường bị ô nhiễm: Vi sinh vật từ đất, nước, không khí, dụng cụ và các vật dụng khác nhiễm vào thực phẩm.

3.1.2. Thiếu vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân không đảm bảo (tay người chế biến không sạch, người lành mang trùng…) làm nhiễm vi khuẩn vào thực phẩm.

3.1.3 Do thực phẩm bị ô nhiễm
- Thịt sống, thịt gia cầm và hải sản: Phân có thể dính vào thịt gia cầm trong quá trình giết mổ, hải sản cũng có thể chứa nguồn lây khi sống trong môi trường nước ô nhiễm;
- Sữa và các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng: Sữa và các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella. Trong khi đó, quá trình thanh trùng có thể loại bỏ vi khuẩn có hại, bao gồm cả Salmonella;
- Trái cây và rau củ: rau củ quả tươi, đặc biệt là giống nhập khẩu có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella trong quá trình chăm bón hoặc sơ chế làm sạch bằng nước;
- Trứng sống hoặc nấu chưa chín: Mặc dù lớp vỏ trứng có khả năng bảo vệ phần bên trong khỏi sự nhiễm bẩn. Những gia cầm nhiễm bệnh vẫn có thể đẻ ra trứng chứa vi khuẩn Salmonella (tồn tại trước khi vỏ được hình thành). Đây chính là nguồn lây khi con người ăn phải.

3.1.4 Bảo quản thực phẩm không đảm bảo vệ sinh: Chưa có biện pháp phòng chống côn trùng và động vật gây hại tiếp xúc vào thực phẩm làm lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh vào thực phẩm như: Các động vật nuôi trong nhà như chó, mèo bị nhiễm trực khuẩn Salmonella.

3.2. Đường lây truyền
- Do ăn phải thực phẩm, uống nước bị nhiễm khuẩn không được nấu chín. Đây là đường lây quan trọng gây ngộ độc thức ăn và có thể gây thành dịch ngộ độc thức ăn do nhiễm trực khuẩn Salmonella.
- Do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, người mang vi khuẩn qua chất thải, chân, tay, đồ dùng bị nhiễm khuẩn… Đường lây này thường gây dịch nhỏ, tản phát.
- Ruồi, nhặng cũng là phương thức lây nhiễm mang trực khuẩn Salmonella vào thức ăn.

4. Triệu chứng của bệnh
Bệnh khởi phát đột ngột trong vòng 8 -72 giờ sau khi ăn hoặc uống nước bị nhiễm Salmonella. Các triệu chứng điển hình trong giai đoạn cấp tính bao gồm:
- Đau bụng co thắt, ớn lạnh, sốt, đau cơ, buồn nôn, nôn, dấu hiệu mất nước (như nước tiểu có màu sẫm, khô miệng và mệt mỏi, chán ăn, mạch chậm). Trẻ em có thể bị mất nước nghiêm trọng chỉ trong 1 ngày và đe dọa đến tính mạng.
- Phân có máu, táo bón hoặc tiêu chảy.
- Khám thực thể vùng bụng bệnh nhân có thể tìm ra dấu hiệu phát ban với các chấm nhỏ màu hồng trên da.
- Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhẹ hoặc không triệu chứng.
- Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập cơ thể người cảm thụ, trung bình từ 8 - 14 ngày.

5. Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán
Một số phương pháp chẩn đoán bệnh phổ biến hiện nay là:
- Xét nghiệm huyết thanh (phản ứng Widal) cho kết quả hiệu giá kháng thể cao hoặc hiệu giá kháng thể tăng lên giữa 2 lần xét nghiệm.
- Sử dụng kháng thể đơn dòng phát hiện kháng nguyên H trong máu bệnh nhân (chỉ áp dụng ở các Trung tâm và Viện nghiên cứu).
- Nuôi cấy phân lập được Salmonella typhi trong phân, máu của bệnh nhân.

Tại Khoa Vi Sinh, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí đã triển khai xét nghiệm tìm trực khuẩn Salmonella trong máu và phân của người bệnh theo phương pháp nuôi cấy thường quy, định danh và làm kháng sinh đồ tự động trên máy Vitek Compark II để hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị cho người bệnh nhanh,  chính xác, kịp thời và hiệu quả.

6. Biện pháp phòng ngừa
6.1. Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ: Nội dung gồm

- Đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước, xử lý phân, rác triệt để, hợp vệ sinh.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Thực hành ăn chín, uống sôi.
- Rửa tay đúng cách trước khi chế biến thức ăn, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến;  Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

6.2. Vệ sinh phòng bệnh
6.2.1 Phòng bệnh đăc hiệu (chủ động):  Vắc xin phòng bệnh thương hàn, vắc xin thương hàn có hiệu quả bảo vệ tốt là vắc xin Vi-polysacarid dạng tiêm.

6.2.2 Phòng bệnh không đặc hiệu (thụ động):
Đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước, xử lý phân, rác triệt để, hợp vệ sinh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, tạo tập quán đi tiêu đúng nơi quy định, không xử dụng phân tươi để bón cây trồng.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm…

Ngoài ra, đối với vi khuẩn Salmonella cần lưu ý:
- Để phòng nhiễm độc thức ăn do trực khuẩn Salmonella, khi giết mổ súc vật, tuyệt đối không để phân, lông dây vào thịt và các phủ tạng khác. Lòng phải làm kỹ, rửa sạch, không để lẫn với thịt, phải luộc kỹ và ăn ngay. Không ăn tiết canh, thịt tái...
- Thức ăn dự trữ hoặc còn thừa phải được nấu lại trước khi ăn. Cần cảnh giác với những món nguội như thịt đông, patê... vì rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu có điều kiện, nên cất giữ thực phẩm trong tủ lạnh. Với thức ăn để dành, sau khi nấu chín, để nguội, nhớ cho vào tủ lạnh ngay. Thức ăn chín đã lấy ra khỏi tủ lạnh thì phải ăn ngay.
- Khi đi ăn ở ngoài (ăn quán, hàng rong, quà vặt, ăn chè, sinh tố... ở các quán vỉa hè) cần chú ý không ăn ở những quán quá ẩm thấp, bụi bẩn, bàn ghế, bát đũa không sạch sẽ.
- Để đề phòng ngộ độc thức ăn do trực khuẩn Salmonella, cần lưu ý một số biện pháp sau:
   + Ngộ độc do trực khuẩn Salmonella thường gặp do ăn thức ăn có nguồn gốc động vật bị nhiễm trực khuẩn này như: Gỏi thịt cá, thịt gia cầm (gà, vịt, cá, trứng…), sữa... Bệnh thường biểu hiện sau khi ăn khoảng 4 giờ đến 48 giờ với các triệu chứng: Sốt đau bụng, buồn nôn và nôn, đi ngoài nhiều lần trong ngày, đi ngoài phân có máu, mũi, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể tử vong.
   + Bệnh có thể chuyển sang dạng người lành mang vi khuẩn gây bệnh khi không được điều trị đủ liều, đúng cách. Những người mang vi khuẩn ở dạng này thường xuyên thải vi khuẩn thương hàn ra theo phân, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ là nguồn ô nhiễm với thực phẩm và môi trường xung quanh.
   + Chọn thực phẩm tươi: Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn.
   + Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn sẽ tiêu diệt được vi khuẩn.
   + Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong (trong 2 giờ đầu), vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khoẻ.
   + Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng phải được đun kỹ lại trước khi ăn.
   + Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn, cần phải được bảo quản đúng cách, hợp vệ sinh.


Chú ý rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch để phòng ngừa nhiễm trực khuẩn Salmonella (Hình ảnh minh họa)

+ Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng.
+ Không sử dụng các thức ăn quá hạn, thức ăn ôi thiu.
+ Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, tủ kính, lồng bàn… Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
+ Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

 
Khoa Vi sinh

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK