1. Chất bột đường là gì
Chất bột đường hay còn gọi là Glucid là hợp chất hữu cơ mang năng lượng, sản phẩm của quá trình quang hợp được tạo nên từ các nguyên tố C,H,O
2. Vai trò của Chất bột đường đối với sức khoẻ
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Đây là vai trò chính, nó chiếm 55 – 65% tổng năng lượng.
- Vai trò tạo hình: Nó có mặt trong tế bào, tổ chức.
- Điều hoà hoạt động của cơ thể: tham gia chuyển hoá chất béo, cung cấp đầy đủ glucid làm giảm phân huỷ protein.
- Là nguồn cung cấp chất xơ: Tạo cảm giác no, hạn chế táo bón, giảm cholesterol…
Tuy nhiên cần chú ý cung cấp Glucid cho cơ thể với liều lượng phù hợp. Vì nếu thiếu Glucid sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, không đủ năng lượng để thực hiện những hoạt động thường ngày. Song sử dụng quá nhiều Glucid cũng gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có béo phì. Do lượng Glucid dư thừa sẽ chuyển hoá thành mỡ để dự trữ năng lượng. Ngoài ra, tiểu đường cũng là một trong những vấn đề có thể gặp phải ở người sử dụng lượng Glucid quá nhiều.
3. Phân loại các loại chất bột đường: 3 loại
- Đường đơn: Glucose, fructose
- Đường đôi: Sucrose, lactose, malltose, trehalose
- Plysaccharid: Tinh bột, glycogen
4. Nhu cầu về Chất bột đường
- 1g glucid cung cấp 4 kcal
- Nhu cầu đối với người lớn chiếm từ 56-70% tổng năng lượng khẩu phần
5. Nguồn glucid trong 100 g thực phẩm
- Chủ yếu có trong các loại đường, ngũ cốc,khoai củ và sản phẩm chế biến
- Trong quả chín, hàm lượng glucid thấp hơn trong ngũ cốc
6. Khuyến cáo sử dụng Chất bột đường với một số bệnh lý đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu
+ Cần ăn giảm chất bột đường so với bình thường
+ Ưu tiên các loại ngũ cốc không xay xát quá kỹ: gạo lứt, bánh mỳ đen
+ Các loại khoai củ ăn dưới dạng luộc hấp (không sử dụng dưới dạng nướng)
+ Các loại thực phẩm cần hạn chế: các loại bột tinh chế, bột dong, bột sắn, bột mỳ… bánh mỳ trắng, đường.
+ Hạn chế các loại quả ngọt nhiều đường, nên ăn dưới dạng cả múi, miếng, hạn chế ăn dưới dạng ép, sinh tố
+ Tránh các loại đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt
+ Tránh ăn hoa quả dạng sấy khô