wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 65
  • Tổng truy cập: 16.689.468
Những lưu ý khi dùng thuốc cho người cao tuổi tại nhà
Cập nhật: 26/10/2020
Lượt xem: 2.883
Ngày nay, nhờ những tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tuổi thọ của con người đang không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, song song với tuổi thọ tăng cao lại kéo theo những bệnh của người cao tuổi. Đây là bệnh lý có những đặc thù riêng, cả về chẩn đoán, theo dõi và điều trị. Do đặc điểm về tâm sinh lý của người già có nhiều thay đổi so với các lứa tuổi khác. Việc sử dụng thuốc ở người cao tuổi dễ gây nên các tai biến hơn.

Người cao tuổi là nhóm người từ 60 tuổi trở lên. Nếu so sánh với lứa tuổi 30-40, người ta thấy tỷ lệ tai biến do thuốc cao gấp đôi ở những nhóm người này. 1/20 người bệnh cao tuổi có tai biến do dùng thuốc, nhất là các nhóm thuốc về tim mạch, thần kinh tâm thần, thuốc chữa đái tháo đường, thuốc giảm đau chống viêm, kháng sinh, thuốc ngủ… Chính vì vậy, việc hiểu biết về một số đặc điểm sinh - bệnh lý và một số nguyên tắc chung khi dùng thuốc cho người cao tuổi là hết sức quan trọng.

Người cao tuổi thường có nhiều bệnh mạn tính mắc kèm. Bên cạnh đó, như một cỗ máy làm việc lâu năm, chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể người cao tuổi cũng thay đổi rất nhiều, việc sử dụng thuốc cũng dễ bị sai sót do nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Vậy cần lưu ý điều gì khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi tại nhà an toàn, đạt hiệu quả tối ưu, hạn chế tối thiểu tác dụng phụ của thuốc hoặc có thể khắc phục được tác dụng không mong muốn?
 
Tâm sinh lý ở người cao tuổi và dược động học của thuốc
Ở người cao tuổi, sự hấp thu thuốc thường bị chậm lại do sự tiết acid dịch vị kém đi, lưu lượng máu đến ruột giảm khiến nhu động ruột cũng giảm, các enzym chuyển hóa thuốc giảm. Sự phân bố thuốc cũng có những thay đổi, với một số loại thuốc sẽ bị tích lũy lại cơ thể, do giảm dòng máu đến các mô, gia tăng mô mỡ, lưu ý các loại thuốc thân dầu sẽ tích lũy lại cơ thể người cao tuổi lâu hơn người trẻ. Ví dụ thuốc an thần diazepam dùng cho người cao tuổi sẽ kéo dài tác động gây ngủ cao gấp đôi người trẻ. Về sự chuyển hóa thuốc cũng khó khăn hơn. Có một số thuốc khi vào cơ thể không ở dạng sẵn sàng hoạt động mà phải nhờ các enzym ở gan chuyển hóa thành dạng có hoạt tính hoặc nhờ sự chuyển hóa này mới thành dạng không còn hoạt tính hoặc không độc và sau đó sẽ được thải trừ khỏi cơ thể qua thận (tiểu tiện) hoặc qua đường gan, mật (đại tiện). Tuy nhiên cả gan, mật và thận (gan và thận là hai cơ quan quan trọng của sự thải trừ thuốc) ở người cao tuổi đa số đều bị suy giảm.

 

So với lứa tuổi 30-40, tỷ lệ tai biến do thuốc cao gấp đôi ở những nhóm người cao tuổi (Hình ảnh minh hoạ)

Giải pháp cho một số thuốc thường dùng của người cao tuổi
Từ sự phân tích về mặt y học những vấn đề liên quan đến người cao tuổi và đường đi của thuốc, các chuyên gia y tế có một số giải pháp trong chọn lựa thuốc dùng cho người cao tuổi cũng như đưa ra các khuyến cáo về thời điểm dùng thuốc hợp lý như sau:

- Nhóm thuốc trị cao huyết áp nên dùng vào buổi sáng để đạt nồng độ đỉnh tại thời điểm vào khoảng 6-7 h, khi huyết áp bắt đầu tăng và các biến cố tim mạch có xu hướng dễ xảy ra nhất. Nếu có sự phối hợp các thuốc điều trị cao huyết áp thì nên dùng thêm vào một thời điểm nữa là cuối buổi chiều (khoảng 18h) là thời điểm huyết áp cao nhất trong ngày.

- Thuốc hạ lipid máu nhóm statin (Ví dụ như thuốc Atorvastatin, Rosuvastatin, Simvastatin..) nên uống vào buổi tối để tăng hiệu quả vì ban đêm sự tổng hợp cholesterol diễn ra cao nhất đến 2 giờ sáng.

- Thuốc hạ lipid máu nhóm dẫn chất fibrat (Ví dụ như thuốc Fenofibrat) nên uống ngay sau bữa ăn để tăng sự hấp thu thuốc.

- Thuốc chống đông nên uống buổi tối để hạn chế những biến cố tắc mạch thường xảy ra vào sáng sớm hôm sau, phù hợp với nhịp sinh học của quá trình đông máu.

- Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 (Ví dụ như thuốc Clopheniramin) đôi khi vẫn thấy trong đơn thuốc của người cao tuổi, lưu ý nên dùng vào thời điểm ban đêm hoặc buổi trưa và uống với nhiều nước để khắc phục bớt tính kháng cholin, gây khô tất cả các dịch tiết, gây khô miệng, táo bón, khó tiểu và đặc tính gây buồn ngủ của thuốc (tránh té ngã).

- Thuốc nhóm NSAID (Ví dụ thuốc dùng giảm đau, kháng viêm như: Diclofenac, Ibuprofen, Aspirin, Meloxicam…) nên dùng sau ăn để tránh kích ứng, viêm loét dạ dày.

- Thuốc bổ máu có chứa sắt được hấp thu tốt hơn trong môi trường acid nên dùng kèm với một ít thức ăn trước, rồi uống, điều này để giảm bớt tính kích ứng dạ dày của thuốc và tránh buồn nôn.

***Cân nhắc khi bẻ hoặc nghiền thuốc: Do một số người cao tuổi hay có thói quen nhai hoặc do khó nuốt nên thường bẻ hoặc nghiền viên thuốc trước khi uống, nên cần lưu ý đối với các dạng bào chế đặc biệt có tác dụng kéo dài (các thuốc tim mạch, huyết áp hay đái tháo đường, thuốc có khoảng trị liệu hẹp thường được làm dạng bào chế đặc biệt để kiểm soát tốt 1 lượng thuốc phóng thích vừa đủ trị liệu và ổn định kéo dài tác dụng điều trị suốt 24 giờ) hoặc viên bao tan trong ruột. Các dạng bào chế đặc biệt này được làm với mục đích tránh tác dụng phụ của thuốc và phát huy tối đa tác dụng chính, không nên bẻ hoặc nghiền thuốc khi sử dụng.

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK