wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 63
  • Tổng truy cập: 17.143.717
Viêm đường sinh dục dưới ở phụ nữ
Cập nhật: 26/07/2022
Lượt xem: 4.389
Viêm đường sinh dục là vấn đề cần được quan tâm đối với sức khỏe người phụ nữ vì viêm nhiễm đường sinh dục chiếm trên 80% các bệnh phụ khoa và là nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày ở phụ nữ. Trong đó, viêm nhiêm đường sinh dục dưới là bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc năm 2008, mỗi năm toàn cầu có khoảng 340 triệu người/năm có nghĩa là cứ 7 người trong độ tuổi sinh đẻ thì có hơn 1 người bị nhiễm.

Nguyên nhân gây viêm đường sinh dục dưới ở phụ nữ thường do nhiều loại vi sinh vật gây nên. Bên cạnh những bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng lâm sàng đã được chẩn đoán và điều trị, có rất nhiều bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng hoặc không được phát hiện và điều trị khiến bệnh trở thành mạn tính. Đây là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng như viêm tắc vòi trứng, chửa ngoài tử cung, vô sinh…

 

Viêm đường sinh dục dưới - một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ (Hình ảnh minh hoạ)

1. Các tác nhân gây viêm đường sinh dục ở phụ nữ
1.1. Vi hệ bình thường ở đường sinh dục dưới của phụ nữ

Các vi sinh vật sống ở âm đạo tạo nên một trạng thái cân bằng về vi sinh vật. Bình thường chúng không gây bệnh, nhưng do thay đổi một trong nhiều yếu tố như: do nội tiết, do chấn thương… chúng có thể trở thành vi khuẩn gây bệnh. Tiến triển của bệnh phụ thuộc vào từng loại tác nhân gây bệnh khác nhau. Các loài vi khuẩn cư trú bình thường ở đường sinh dục dưới của nữ là:

- Loại thường gặp: Lactobacillus spp, Bacteroides sp, Clostridium sp, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Enterococcus và Diphteroides …
- Loại ít gặp: Streptococcus galactiae, Enterobacteriaceae, Acinetobacter sp. và Candida spp.

1.2  Các tác nhân gây bệnh thường gặp ở đường sinh dục dưới của phụ nữ
Theo thống kê dịch tễ học của bệnh thì tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ chủ yếu là do:
- Ký sinh trùng:  Candida albicans và Trichomonas vaginalis
- Vi khuẩn: Neseria gonorrhoae, Staphylococcus aureus, Enterococcus faecalis, Streptococcus galactiae, Gardneralla vaginalis, Mobiluncus spp., Bacteroides spp., Treponema pallidum, Chlamydia trachomatis….
- Vi rút:  Herpes simplex, Human papillomavirus…

1.3. Các yếu tố thuận lợi gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới
- Yếu tố nội sinh như:
   + Rối loạn nội tiết
   + Dùng thuốc kháng sinh, corticoid kéo dài
   + Đái tháo đường

- Quan hệ  tình dục không an toàn
- Thói quen vệ sinh không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh
- Tiền sử sản phụ khoa: biến chứng sau sẩy thai, nạo hút thai, đặt dụng cụ tử cung không an toàn...

Một trong những xét nghiệm quan trọng giúp cho bác sĩ chẩn đoán viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ đó là nhuộm soi dịch sinh dục. Kỹ thuật xét nghiệm này cho kết quả nhanh chóng giúp cho bác sĩ có hướng điều trị phù hợp cho người bệnh.

2. Dấu hiệu viêm đường sinh dục ở nữ giới
Khi người bệnh có những biểu hiện bất thường nghi ngờ viêm nhiễm đường sinh dục như dưới đây, bạn cần phải làm xét nghiệm nhuộm soi dịch sinh dục:

- Thay đổi màu sắc, mùi hoặc lượng dịch tiết ra từ âm đạo: dịch màu xanh,vàng hoặc trắng đục, có mùi hôi, có máu hoặc mủ ra rất nhiều;
- Ngứa hoặc kích ứng âm đạo;
- Đau khi giao hợp;
- Rối loạn tiểu tiện: tiểu buốt, rát;
- Chảy máu âm đạo.

3. Cách lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm nhuộm soi dịch sinh dục
Bệnh phẩm dịch sinh dục được lấy trong quá trình bác sĩ thăm khám phụ khoa. Bác sĩ sẽ sử dụng một mỏ vịt đưa vào bên trong âm đạo để lấy bệnh phẩm dịch âm đạo hoặc dịch cổ tử cung để xét nghiệm.

4. Ý nghĩa của xét nghiệm dịch sinh dục ở nữ giới
Sau khi nhận mẫu bệnh phẩm, kỹ thuật viên sẽ tiến hành nhuộm Gram để đánh giá hình thái, cấu trúc, tính chất bắt màu Gram của vi khuẩn. Song song với nhuộm Gram là kỹ thuật soi tươi với nước muối sinh lý để đánh giá sự có mặt của nấm và trùng roi sinh dục.

Kết quả của một lam soi tươi và nhuộm Gram dịch đường sinh dục ở nữ giới sẽ phát hiện những vấn đề sau:
- Trùng roi sinh dục Trichomonas vaginalis: hình ảnh trùng roi giống hình quả lê, chuyển động xoay tròn tiến tới là kiểu chuyển động rất đặc biệt, nó là dấu hiệu đặc trưng để nhận ra Trichomonas vaginalis.
- Bạch cầu: khảo sát số lượng bạch cầu. Nếu số lượng bạch cầu > 100 bạch cầu/ vi trường ở vật kính 10x, chứng tỏ có dấu hiệu viêm.
- Nấm: nấm Candida albicans là căn nguyên phổ biến gây viêm đường sinh dục ở nữ giới.

   + Soi tươi thấy bào tử nấm hình cầu, trứng và hình ô van, có hoặc không nẩy trồi
   + Nhuộm Gram: Tế bào Candida thường lớn gấp 10 lần vi khuẩn, tuỳ loại Candida mà tế bào có hình cầu, hình trứng, hình ô van kích thước 3 –5 mm có hoặc không nẩy chồi… Candida có loại có hình sợi hoặc giả sợi, giả sợi chỉ là những tế bào hạt men xếp liên tiếp với nhau tạo thành chuỗi dài bắt màu Gram (+).

 
    Hình ảnh Candida albiacan trên tiêu bản nhuộm Gram dịch âm đạo

- Tế bào Clue cells: là những tế bào biểu mô gai có nhiều trực khuẩn dài ngắn khác nhau bắt màu Gram (-) bám dính lên bề mặt và làm phá huỷ tế bào. Những vi khuẩn bám dính chủ yếu là G. vaginalis và những vi khuẩn yếm khí khác phủ dầy và lèn chặt lên tế bào biểu mô

 

Tế bào Clue cell trên tiêu bản nhuộm Gram dịch âm đạo

- Tạp khuẩn: quan sát và đánh giá các vi khuẩn gây viêm đường sinh dục như: trực khuẩn gram âm, cầu khuẩn gram âm, cầu khuẩn gram dương… Hình ảnh song cầu hình hạt cà phê bắt màu Gram (-) nằm trong và ngoài tế bào bạch cầu. Đây là cơ sở gợi ý đến viêm đường sinh dục do Neseria gonorrhoae (Lậu cầu).
-  Tế bào biểu mô: trong dịch âm đạo, dịch niệu đạo thường sẽ xuất hiện các tế bào biểu mô.
- Trong trường hợp soi dịch đường sinh dục thấy xuất hiện nấm, các vi khuẩn gây bệnh, trùng roi, tế bào Clue cells và sự tăng sinh nhiều bạch cầu sẽ là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm đường sinh dục.

Viêm nhiễm đường sinh dục ở nữ giới gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ, có thể dẫn tới vô sinh, sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh… Bệnh lâu ngày có thể dẫn đến nhiễm khuẩn vùng tiểu khung, viêm tử cung, viêm phần phụ mạn tính… thậm chí là có thể gây ung thư cổ tử cung. Vì vậy, khi có những dấu hiệu bất thường trên, phụ nữ cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín để khám và điều trị kịp thời.

Khoa Vi sinh, Bệnh viện Việt Nam  - Thụy Điển Uông Bí đã được công nhận ISO 15189:2012, có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt chuẩn, tiến tiến, hiện đại, nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Do vậy, khoa Vi sinh, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đảm bảo mang đến cho bạn kết quả nhanh chóng, chính xác.

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK