Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 30
  • Tổng truy cập: 22.369.865
Bạn đã biết gì về xét nghiệm máu lắng?
Cập nhật: 28/09/2022
Lượt xem: 6.700
Xét nghiệm máu lắng là xét nghiệm nhằm đo lường tốc độ lắng của hồng cầu bằng cách đưa máu đã được chống đông vào trong một cột thẳng đứng. Sau 1h và 2h, đánh giá chiều cao còn lại của cột huyết tương thể hiện sự lắng hồng cầu. Tình trạng viêm sẽ làm cho các tế bào máu kết tụ và lắng xuống đáy nhanh hơn.
 

Xét nghiệm máu lắng là xét nghiệm nhằm đo lường tốc độ lắng của hồng cầu (Hình ảnh minh hoạ)


Tốc độ máu lắng tăng thể hiện một tình trạng viêm trong cơ thể (Hình ảnh minh hoạ)

Tốc độ máu lắng tăng thể hiện một tình trạng viêm trong cơ thể. Do đó thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm đo máu lắng đi kèm với các xét nghiệm khác để có thể đưa ra chẩn đoán rõ ràng và chính xác hơn. Thông thường đó là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, CRP...

Xét nghiệm đo tốc độ máu lắng rất hữu ích trong các trường hợp sốt cao không rõ nguyên nhân, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, ung thư, các tình trạng viêm nhiễm và hoại tử khác...

Các dấu hiệu lâm sàng gợi ý bạn nên xét nghiệm máu lắng
Bạn có thể được khuyên làm xét nghiệm máu lắng nếu bạn có các triệu chứng của tình trạng viêm như viêm khớp hoặc viêm đường tiêu hóa. Các triệu chứng lâm sàng có thể như sau:

- Đau khớp hoặc cứng khớp kéo dài hơn 30 phút vào buổi sáng
- Nhức đầu, đặc biệt là đau kết hợp vùng vai
- Giảm cân bất thường
- Đau vùng vai, cổ và hông
- Triệu chứng đường tiêu hóa như: tiêu chảy, sốt, có máu trong phân, đau bụng bất thường
 
Chỉ số máu lắng tăng cao thường gặp trong các trường hợp: 
- Tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng hệ thống, lao...
- Các bệnh lý như: nhồi máu cơ tim, viêm đa khớp mạn tính, viêm động mạch thái dương, đau xơ cơ, viêm đại tràng, áp xe, viêm xương, viêm nội tâm mạc...
- Bệnh lý cấp tính như viêm ruột thừa, viêm phổi,...
- Các bệnh lý ung thư: u lympho, đau u tủy xương...
- Bị nhiễm nấm và các loại ký sinh trùng khác.

Tại khoa Huyết học-truyền máu - Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí có đầy đủ hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ xét nghiệm máu lắng . Vì vậy,muốn biết cơ thể mình tốc độ máu lắng bao nhiêu hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thực hiện xét nghiệm.
 
 

BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK