Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 25
  • Tổng truy cập: 23.878.912
Hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão
Cập nhật: 21/07/2025
Lượt xem: 12
Hồi 10h ngày 20/7, tâm bão ở khoảng 21,8°N; 114,2°E, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh–Hải Phòng khoảng 680km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 11–12, giật cấp 15. Bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 20–25km/h.


 
Dự báo: Bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, sau chuyển Tây Tây Nam với tốc độ 20–25km/h.
- 10h ngày 21/7: trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, cấp 11, giật cấp 14.
- 10h ngày 22/7: ven biển Quảng Ninh – Thanh Hóa, cấp 10–11, giật cấp 14.
 
Cảnh báo mưa lớn: Từ 21–23/7: Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An mưa rất to từ 200 đến 350mm, cục bộ có nơi lớn hơn 600mm. Các nơi khác ở Bắc Bộ, Hà Tĩnh mưa từ 100 đến 200mm, cục bộ lớn hơn 300mm.
 

Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
 

Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản trước bão và mưa lũ sau bão, người dân lưu ý không nên chủ quan, tuân thủ theo các khuyến cáo sau:
 
1 - Theo dõi dự báo, cảnh báo, cập nhật diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh.

2 - Đảm bảo an toàn tàu thuyền nơi neo đậu, bảo vệ lồng, bè thủy sản, nhất là người dân trên các đảo; tuyệt đối không ở lại trên tàu thuyền đã neo đậu, tàu du lịch, chòi canh, lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ.

3 - Đảm bảo an toàn khi đi du lịch mùa mưa bão: thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, cảnh báo thiên tai, chủ động hoãn hoặc hủy các chuyến đi khi thời tiết xấu để đảm bảo an toàn; tránh di chuyển đến khu vực ven biển, đảo, vùng núi hoặc nơi có nguy cơ sạt lở và lũ quét. Tuyệt đối không ra ngoài khi bão đang đổ bộ, trừ trường hợp khẩn cấp và có hướng dẫn cụ thể từ lực lượng chức năng.

4 - Xác định vị trí trú ẩn an toàn nhất cho tất cả thành viên trong gia đình; chủ động sơ tán khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của chính quyền địa phương.

5 - Chủ động dự trữ thực phẩm, nước uống, thuốc men, vật dụng cần thiết đủ dùng.

6 - Gia cố, chẳng chống nhà cửa; cắt tỉa cành cây; tháo dỡ biển quảng cáo, áp phích có nguy cơ mất an toàn; đảm bảo an toàn công trình đang thi công.

7 - Gia cố chuồng trại gia súc, gia cầm; tranh thủ thu hoạch sớm các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

8 - Đề phòng mưa, lũ, ngập lụt tại một số vùng trũng thấp, khu vực đô thị và lũ quét, sạt lở đất ở miền núi; đề phòng nước dâng vùng ven biển, cửa sông.

9 - Kê cao tài sản, cất giữ giấy tờ quan trọng ở nơi an toàn, di chuyển phương tiện cơ giới đến nơi có địa hình cao.

10 - Chủ động khơi thông cống thoát nước gần nhà, khu dân cư mình ở tạo đường thoát lũ; thông báo tới chính quyền khi có sự cố về tắc nghẽn cống thoát nước, các điểm ngập sâu; không đỗ xe ở các vùng có nguy cơ ngập; đề phòng ngập tầng hầm chung cư.

11 - Lưu các số điện thoại cứu hộ, cứu nạn để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.


 
Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
 
Nguồn: CDC Quảng Ninh
Các bài viết khác
Cẩn trọng với tai nạn khi trèo, chặt cây trong mùa mưa bão(14 lượt xem)BỆNH VIỆN VIỆT NAM THUỴ ĐIỂN- UÔNG BÍ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BÃO SỐ 3 ( WIPHA )(39 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu ( 21/7 - 26/7/2025 )(22 lượt xem)Tăng cường phối hợp Y tế – Xã hội chăm lo sức khỏe cộng đồng “Không ai bị bỏ lại phía sau”(25 lượt xem)Bé gái 7 tuổi bị kéo cắt vào lưỡi - Cảnh báo nguy hiểm từ vật dụng sắc nhọn trong nhà(28 lượt xem)Đoàn Thanh niên phường Yên Tử lan tỏa nghĩa cử cao đẹp hiến máu cứu người(21 lượt xem)Phẫu thuật ngón tay thừa giúp trẻ tự tin phát triển toàn diện(33 lượt xem)Bé trai 13 tuổi bị nhồi máu não – Cảnh báo bệnh lý nguy hiểm không chỉ ở người lớn(52 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu ( 14/7 - 19/7/2025 )(52 lượt xem)Một giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại hãy cùng chung tay hiến máu cứu người!(42 lượt xem)Hành trình tìm con - Một phép màu của tình yêu và niềm tin(44 lượt xem)Bệnh nhi nhập viện do tăm tre đâm xuyên dạ dày(73 lượt xem)Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản(29 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 09/7/2025 đơn vị cung cấp hàng vật tư, hóa chất xét nghiệm đông máu - huyết học cho khoa Huyết học - Truyền máu năm 2025 - 2026 (31 lượt xem)Phát hiện sỏi thận “khổng lồ” như san hô sau gần 20 năm âm thầm phát triển(86 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu ( 7/7 - 12/7/2025 )(47 lượt xem)Nối thành công cẳng chân gần đứt rời cho người bệnh (49 lượt xem)Hãy hiến máu cứu người ngay từ hôm nay (42 lượt xem)Cảnh báo: phản vệ nguy kịch do tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ(73 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí: Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em(48 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 01/7/2025 đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng các Máy biến áp trong bệnh viện(107 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu ( 30/6 - 05/7/2025 )(66 lượt xem)Nhập viện do que cấy tránh thai “đi lạc” trong cánh tay(99 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 24/6/2025 đơn vị cung cấp dịch vụ cắt tỉa cây phạm vi an toàn đường dây điện(96 lượt xem)Khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong lụt bão, mưa lũ(72 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 23/6/2025 đơn vị cung cấp vật tư lắp đặt quạt trần khoa Khám bệnh và bổ sung thiết bị điện điều hòa cho các khoa lâm sàng(114 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu ( 23/6 - 28/6/2025 )(73 lượt xem)
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK