Kali là gì?
- Kali là một khoáng chất dinh dưỡng đa lượng (cơ thể cần với số lượng nhiều). Trong cơ thể, kali chủ yếu hấp thu tại ruột non, số ít kali được hấp thu chủ động tại ruột già.
- Kali thải qua nước tiểu và đại tràng (số lượng ít).
- Trong thực phẩm, kali có nhiều trong các loại rau xanh (bina), củ quả (khoai tây), trái cây (chuối, dưa, bơ, kiwi…), các loại đậu, trái cây khô. Cách chế biến thực phẩm có thể làm giảm lượng kali và tăng lượng natri.
- Nồng độ kali máu cao giúp cơ thể tiết ra nhiều insulin kích thích đưa kali vào trong tế bào. Điều này giúp kích thích tiết insunlin điều hòa đường huyết ở những người đái tháo đường.
- Hỗ trợ chuyển hóa carbohydrat.
- Tham gia tổng hợp protein trong tế bào
Có nhiều nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng khẩu phần ăn thiếu hụt kali có liên quan mật thiết đến tăng huyết áp và việc điều chỉnh kali thích hợp sẽ tác động tích cực lên căn bệnh này.
- Tình huống hạ kali thường gặp khi bị rối loạn điện giải, tiểu đường, mất nước, ói hoặc tiêu chảy kéo dài trong khi tăng kali chủ yếu do sử dụng kali quá liều. Một số triệu chứng thường thấy khi tăng kali máu là nhịp tim nhanh, hồi hộp, yếu cơ.
Nhu cầu Kali khuyến nghị hàng ngày sau đây được sử dụng cho người khỏe mạnh. Các đối tượng có rối loạn điện giải, bệnh nhân đang nằm viện thì lượng kali đưa vào cơ thể phải dựa trên các xét nghiệm ion đồ và cân nặng vì nồng độ kali trong cơ thể luôn phải duy trì nghiêm ngặt trong mức an toàn.

Ai nên bổ sung hoặc hạn chế sử dụng kali?
Tất cả những người khỏe mạnh nên ăn đủ nhu cầu kali hàng ngày. Bổ sung kali từ thực phẩm có nhiều lợi ích hơn bổ sung kali đơn độc. Các trường hợp bệnh lý sau là các đối tượng có khả năng thiếu kali và buộc phải bổ sung thêm kali vào khẩu phần ăn hàng ngày để đủ nhu cầu:
- Tăng huyết áp
- Bệnh tim mạch
- Cường aldosterol
- Thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn, ít rau củ và trái cây
Ngoài ra, kali được thải chủ yếu qua nước tiểu. Vì vậy, người có chức năng thận suy giảm (suy thận…) nên hạn chế lượng kali nạp vào hàng ngày bằng cách cắt nhỏ rau xanh và rửa kỹ trước khi chế biến hoặc ăn, khi xét nghiệm kali máu ≥ 5,6 mmol/l thì chế độ ăn nên bỏ hẳn rau xanh và quả chín.
Thực phẩm nhiều Kali

Trên đây là những chia sẻ về khoáng chất đa lượng cần thiết cho cơ thể – kali. Để đảm bảo sức khỏe toàn diện, nên bổ sung đầy đủ thực phẩm có chứa kali vào trong chế độ ăn hàng ngày. Chế độ ăn giàu rau xanh và trái cây không chỉ cung cấp đầy đủ chất xơ, các loại vitamin thiết yếu mà còn cung cấp kali hỗ trợ các quá trình chuyển hóa của cơ thể diễn ra trơn tru.