- Đi sinh tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí sẽ có 3 trường hợp:
+ Có dấu hiệu chuyển dạ thật sự
+ Được bác sĩ chỉ định mổ chủ động
+ Có dấu hiệu chuyển dạ nhưng chưa thật sự/ thai có bệnh lý cần nhập viện/ thai đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu/thai quá ngày
Hỏi: Nhập viện tại đâu?
Trả lời: Tất cả các trường hợp được nhập viện vào Khoa Sản hoặc Khoa Điều trị theo yêu cầu
Hỏi: Đi sinh có cần đăng ký trước?
Trả lời: Tất cả các trường hợp nhập viện sinh tại bệnh viện đều không cần đăng ký trước. Các dịch vụ bạn mong muốn sẽ được đăng ký khi làm hồ sơ nhập viện.
Hỏi: Đi sinh tại Bệnh viện được mấy người chăm sóc?
Trả lời:
- Được từ 01 - 02 người chăm sóc
- Người chăm sóc: được đổi thẻ cho người thăm bệnh, khi đổi thẻ thì người có thẻ người nhà người bệnh sẽ được vào phòng bệnh.
- Mẹ bầu được đăng ký phòng hậu sản mình mong muốn khi làm thủ tục nhập viện. Tình trạng phòng trống tùy thuộc vào thời điểm bạn đăng ký phòng.
- Bệnh viện luôn linh động giải quyết đăng ký phòng hậu sản ngay khi có phòng trống và phù hợp với mong muốn của bạn.
Hỏi: Đi sinh có được hưởng BHYT?
Trả lời:
- Bất kỳ ai có BHYT khi nhập viện (điều trị nội trú) đều được tính hưởng bảo hiểm kể cả khi bạn không có giấy chuyển tuyến. Mức hưởng BHYT của người bệnh có thể là 80%, 95% hoặc 100% (tùy theo đối tượng được quy định tại Điều 22 Luật BHYT sửa đổi).
- Nếu người bệnh đi sinh dịch vụ mà có thẻ BHYT, thì người bệnh vẫn được hưởng như quy định trên. Ngoài ra, người bệnh tự thanh toán phần đồng chi trả với BHYT và chi phí ngoài phạm vi thanh toán của BHYT bao gồm: tiền phòng dịch vụ, dịch vụ sinh mổ theo yêu cầu và các dịch vụ khác... (nếu người bệnh có đăng ký).
Hỏi: Nhập viện đóng tạm ứng bao nhiêu?
Trả lời:
Khi nhập viện sinh, mẹ bầu sẽ đóng tạm ứng từ 4.000.000đ, nếu trong quá trình điều trị mẹ bầu có yêu cầu các dịch vụ kỹ thuật cao hoặc phòng dịch vụ cao sẽ đóng tạm ứng thêm tùy theo giá dịch vụ đăng ký.
Khi ra viện số tiền còn dư trên tạm ứng sẽ được hoàn trả lại, nếu thiếu sản phụ sẽ đóng thêm phần chênh lệch.
Hỏi: Đi sinh cần mang theo những giấy tờ gì?
Trả lời:
- Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng
- Hồ sơ khám thai gồm: sổ khám thai, các kết quả siêu âm, xét nghiệm đã làm trong thai kỳ... Mẹ bầu nên sắp xếp các kết quả khám theo thứ tự thời gian để bác sĩ dễ dàng tìm kiếm.
- Đối với các mẹ bầu có các bệnh lý khác kèm theo như: tim mạch, đái tháo đường, viêm gan…cần mang theo các hồ sơ khám chuyên khoa này để bác sĩ đánh giá đúng tình trạng bệnh trong quá trình điều trị
- Bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm khác (Nếu có)
- Bạn có thể trình diện BHYT bằng cách: trình Căn cước công dân có gắn chip, hoặc thông qua ứng dụng VssID, hoặc thẻ BHYT bản chính