Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 120
  • Tổng truy cập: 21.332.651
Ổn định huyết áp, ngừa đột quỵ ngày Tết
Cập nhật: 24/01/2023
Lượt xem: 348
Tết là thời gian mà các gia đình thường xuyên quây quần, tụ họp ăn uống cùng nhau với thực đơn gồm những món chứa nhiều chất béo, muối, đường như: bánh chưng, thịt nấu đông, canh măng, giò thủ…. và các thức uống chứa chất kích thích: bia, rượu, nước ngọt…
 
Với mọi người việc ăn uống ngày Tết khiến họ tăng cân cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Nhưng với người tăng huyết áp, những món ăn, thức uống đó nếu không được định lượng phù hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát huyết áp và làm tăng nguy cơ đột quỵ.


Hình minh họa

Lời khuyên từ bác sĩ để người tăng huyết áp "ăn" Tết an toàn
 
1.Hạn chế muối trong các món ăn chế biến sẵn - Chủ động giảm muối khi chế biến và trong quá trình dùng bữa
Một số món ăn ngày Tết như: giò chả, thịt nguội, dưa cà muối chua... chứa hàm lượng muối rất cao. Việc ăn quá nhiều sẽ không có lợi cho tim, thận, làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch khác.

Vì vậy, người bệnh nên điều chỉnh giảm muối bằng cách sử dụng một số gia vị khác: hạt tiêu, các loại thảo mộc… Cần hạn chế các loại nước chấm từ mắm, nước tương… sao cho lượng muối nạp vào trong mỗi bữa chỉ khoảng 1⁄5 thìa cà phê. Với thức ăn chế biến sẵn như thịt nguội, giò chả… không nên ăn quá 100gr/ngày.

2. Hạn chế đường và đồ ngọt - Thay thế bằng các loại hạt hoặc hoa quả tươi 
Hạn chế đường và đồ ngọt cũng là một lưu ý đặc biệt quan trọng trong chế độ ăn uống cho người cao huyết áp. Thay vì tiếp khách bằng bánh, kẹo, mứt, người tăng huyết áp có thể chuyển sang các loại hạt sấy không qua tẩm ướp để vừa tránh món ngọt, vừa thu nạp được lượng chất béo thực vật lành mạnh như hạt dẻ cười, hạt điều sấy, hạnh nhân, hạt bí… hoặc các loại quả theo mùa như: dưa hấu, quýt, cam, mãng cầu, bưởi, thanh long… bổ sung thêm chất xơ và nhiều loại vi chất cần thiết.

3. Hạn chế các món giàu năng lượng - Tăng cường rau xanh
Bánh chưng, các món chiên xào, thịt đông, giò xào… là những món giàu năng lượng, nhiều tinh bột, giàu chất béo bão hòa có thể làm tăng cân, gia tăng cholesterol trong máu gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch.

Chính vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, người tăng huyết áp chỉ nên ăn 100g/ngày vào bữa ăn sáng hoặc trưa và bỏ bớt phần nhân bánh có nhiều thịt mỡ. Với các món chiên xào, người bệnh không nên dùng quá 4 muỗng cà phê dầu ăn/ngày.

Trước khi ăn món chính, người bệnh tăng huyết áp nên ăn rau xanh trước để tăng cường chất xơ, tốt cho tiêu hóa và giảm nhu cầu các món ăn giàu năng lượng khác. Đặc biệt là các loại rau diếp cá, rau xà lách, rau cải xoăn, cải bó xôi… đều là những loại rau rất giàu kali đặc biệt tốt cho người tăng huyết áp vì giúp trung hòa natri trong cơ thể, từ đó, hỗ trợ giảm huyết áp hiệu quả.

4. Hạn chế rượu bia - Thay thế bằng các loại trà giúp hỗ trợ giảm huyết áp
Việc uống quá nhiều rượu bia trực tiếp gây tăng huyết áp và ảnh hưởng tiêu cực đến thận, gan và toàn bộ cơ thể; làm tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, người bệnh tăng huyết áp mỗi ngày không nên uống quá 50ml rượu mạnh, hoặc 125ml rượu vang, hoặc 300ml bia.

Lý tưởng nhất là người tăng huyết áp có thể thay thế toàn bộ rượu bia bằng những chén trà như: trà xanh, huyền sâm, hạ khô thảo, hà thủ ô hay trà hoa hòe vừa thanh nhiệt vừa hỗ trợ kiểm soát huyết áp hiệu quả.
 
                                                                                       ĐD. Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Khoa Nội tim mạch

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK