Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 75
  • Tổng truy cập: 21.929.770
Phục hồi chức năng bong gân
Cập nhật: 28/03/2022
Lượt xem: 13.676
Bong gân là tổn thương do chấn thương gây nên, nhưng không bị trật khớp, gãy xương mà chỉ có tổn thương ở các bao hoạt dịch, bao khớp, dây chằng (cấu trúc nối giữa 2 hoặc nhiều xương quanh 1 khớp). Đó thường là tình trạng dây chằng bị căng quá mức hoặc bị rách gây đau, giảm hoặc mất vận động khớp.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này là nhẹ và có thể điều trị ngay tại nhà. Nhưng nếu bong gân nặng không được xử lý phù hợp sẽ khiến khớp yếu đi, thường xuyên tái phát tạo thành biến chứng đau mãn tính, mất ổn định khớp kéo dài, viêm khớp…
Những khớp thường bị bong gân như: cổ chân, đầu gối, bàn chân, cổ tay, các ngón tay, …

 

1. Nguyên nhân bong gân
- Chấn thương thể thao là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất.
- Tai nạn trong sinh hoạt như nhảy từ trên cao xuống, trơn trượt
- Bê vác vật nặng thường xuyên hoặc sai tư thế
- Cố bê vác đồ vật nặng quá sức của mình
- Thao tác làm việc, lao động có tính chất lặp lại, kéo dài

2. Triệu chứng bong gân
- Đau: Nếu một cơn đau xuất hiện ngay sau khi bạn gặp phải chấn thương, đau dữ dội ngay sau chấn thương và âm ỉ sau đó, đặc biệt đau tăng khi đứng tỳ chân, vận động khớp, hoặc ấn vào vùng khớp bị tổn thương thì có thể nghĩ đến bong gân

- Sưng: là dấu hiệu luôn có khi bị bong gân, nhưng cũng cần thời gian khoảng vài giờ để biểu hiện rõ ràng.

- Bầm tím: là dấu hiệu xuất hiện muộn nhất khi các thành phần gân, cơ, dây chằng bị chấn thương và chảy máu bên trong. Qua thời gian, các thành phần thoái hóa trong máu ngấm tới da và biểu hiện dấu hiệu bầm tím.

- Giảm vận động tại khớp bị tổn thương: tất cả các triệu chứng đau, sưng khiến người bệnh không thể vận động khớp một cách tự nhiên như trước. Khoảng một ngày sau chấn thương, người bệnh sẽ tự cảm thấy cứng khớp, phải rất nhẹ nhàng mới vận động lại được.

3. Sai lầm khi điều trị bong gân
Khi mới bị bong gân, người bệnh thường có xu hướng bóp dầu nóng, rượu để xoa bóp vùng bị tổn thương. Nhưng việc làm này thường làm khớp sưng to hơn, đau hơn, chảy máu mạnh hơn.

4. Phương pháp phục hồi chức năng tại bệnh viện
-Trường hợp bong gân nhẹ:

   + Nhiệt lạnh
   + Điện trị liệu: sóng ngắn, siêu âm, điện xung
   + Giai đoạn cấp: nghỉ ngơi hợp lý
   + Sau giai đoạn cấp: vận động trị liệu

 
Hình ảnh điều trị điện xung cho bệnh nhân bong gân tại khoa PHCN

- Trường hợp bong gân nặng:
   + Tư thế: gác chi lên cao
   + Nhiệt lạnh, điện trị liệu trước bó bột
   + Vận động trong giai đoạn bó bột, vận động và luyện dáng đi sau giai đoạn bó bột
   + Nhiệt ấm, điện trị liệu sau bó bột

5. Phương pháp phục hồi chức năng tại nhà
Người bệnh khi được các bác sĩ chẩn đoán và được chỉ định tự tập tại nhà thì người bệnh có thể tham khảo hướng dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên khoa phục hồi chức năng:

- Giai đoạn cấp (từ 0-3 ngày đầu):
   + Người bệnh chườm lạnh bằng đá lạnh bọc trong khăn hoặc túi chườm lạnh. Người bệnh cần tham khảo bác sĩ cách chườm để tránh bỏng lạnh
   + Người bệnh gác chi lên cao (kê lên gối, chăn)
   + Người bệnh nghỉ ngơi, hạn chế đi lại
   + Người bệnh vận động nhẹ nhàng khớp bị tổn thương và các khớp gần

- Sau giai đoạn cấp:
   + Người bệnh có thể vẫn chườm lạnh hoặc chườm ấm nhẹ bằng túi chườm ấm
   + Tập vận động khớp bị tổn thương, các khớp xa, tập dáng đi

Dưới đây là một số động tác vận động cho người bệnh bong gân cổ chân:

 

Gập duỗi khớp cổ chân


Nghiêng trong nghiêng ngoài cổ chân


Gập duỗi ngón chân

6. Cách phòng ngừa bong gân
- Khởi động thật kỹ trước khi chơi thể thao hoặc thực hiện các hoạt động thể lực khác.
- Đi giày thể thao đúng chủng loại, đúng kích cỡ.
- Cẩn thận khi bước, chạy hoặc nhảy trên nền mấp mô.
- Giảm hoặc dừng chơi thể thao khi xảy ra tình trạng đau khớp cổ chân.

Người bệnh khi bị bong gân cần được tư vấn khám và điều trị, vui lòng liên hệ:
- Khoa Phục hồi chức năng, tòa nhà DIII, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí
- Số điện thoại: 0203.627.3642

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh - Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK