Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 56
  • Tổng truy cập: 23.173.266
Xét nghiệm sinh thiết là gì?
Cập nhật: 25/09/2019
Lượt xem: 12.695
Sinh thiết là một trong các xét nghiệm y khoa phổ biến. Nhiều người được chỉ định làm sinh thiết nhưng vẫn chưa hiểu rõ  là gì, được tiến hành như thế nào, cần chuẩn bị những gì. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin khái quát về xét nghiệm sinh thiết cần biết.

     XÉT NGHIỆM SINH THIẾT LÀ GÌ?
     Sinh thiết là một thủ thuật y tế trong đó một mẫu nhỏ của mô cơ thể được lấy ra để kiểm tra dưới kính hiển vi. Mẫu mô này có thể được lấy từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, kể cả da, nội tạng và các cấu trúc khác.


Các bác sĩ thực hiện kỹ thuật sinh thiết tại Bệnh viện

     MỤC ĐÍCH CỦA XÉT NGHIỆM SINH THIẾT
     Xét nghiệm sinh thiết được sử dụng để kiểm tra và xác định những bất thường về:
     - Chức năng: ví dụ gan hoặc thận có vấn đề.
     - Cấu trúc: chẳng hạn như bị sưng ở một cơ quan cụ thể nào đó,

     Mẫu mô sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để tìm kiếm các tế bào bất thường, giúp khẳng định chẩn đoán về bệnh. Ngoài ra sinh thiết cũng có thể được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm hoặc phân độ của ung thư.

     Kết quả xét nghiệm sinh thiết đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị và đánh giá hiệu quả điều trị. Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm sinh thiết để xác định tiên lượng tổng thể của người bệnh.

     Xét nghiệm sinh thiết được sử dụng khá phổ biến trong chẩn đoán:
     - Ung thư
     - Các trường hợp bị nhiễm khuẩn hoặc viêm không rõ nguyên nhân như viêm gan, viêm thận hay bệnh lao.

     Nếu chỉ khám lâm sàng, các bác sĩ không có đủ điều kiện xác định khối u là lành tính hay ác tính, do đó người bệnh cần phải thực hiện thêm xét nghiệm sinh thiết. Sinh thiết là một kỹ thuật phức tạp, do đó, người ta chỉ làm sinh thiết sau khi đã thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán đơn giản hơn (như chụp X-quang, siêu âm) mà chưa khẳng định chắc chắn bệnh tật.

     CÁC LOẠI XÉT NGHIỆM SINH THIẾT ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM - THỤY ĐIỂN UÔNG BÍ:
     Tại Bệnh viện hiện áp dụng nhiều loại sinh thiết trong chẩn đoán, bao gồm:
     - Sinh thiết bấm:
     Sinh thiết bấm rất hữu ích trong chẩn đoán các bệnh về da. Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ đặc biệt bấm một lỗ nhỏ thông qua các lớp trên cùng của da để lấy một mẫu da cần sinh thiết. Để thực hiện thủ thuật không gây đau, người bệnh có thể được tiêm một số thuốc tê tại chỗ hoặc bôi một số kem gây tê trước.
     - Sinh thiết kim:
     Sinh thiết kim được sử dụng để lấy mẫu mô từ cơ quan hoặc khối u dưới da. Một ống kim dài có thể được đâm xuyên qua da vào thận, gan, tuyến giáp, tủy xương hoặc khối u bất thường… sau đó lấy ra một mẫu mô. Bác sĩ sẽ dùng một kim nhỏ để tiêm thuốc mê tại chỗ vào da trước khi sinh thiết kim để giảm bớt đau.
     - Sinh thiết nội soi:
     Nội soi là dùng ống soi để quan sát các phần khác nhau của cơ thể. Sinh thiết thường được thực hiện trong các thủ thuật nội soi. Chẳng hạn trong nội soi dạ dày, bác sĩ cũng có thể tiến hành lấy sinh thiết niêm mạc dạ dày.
     - Sinh thiết cắt bỏ:
     Trong sinh thiết bỏ, một phần hoặc toàn bộ khối u có thể được lấy ra để tìm tế bào bất thường. Sinh thiết cắt bỏ được thực hiện dưới gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân, phụ thuộc vào vị trí khối u. Loại sinh thiết này có thể thực hiện cho khối u ở vú.
     - Sinh thiết trong quá trình phẫu thuật:
     Trong đang phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy ra một mẫu mô nhỏ để kiểm tra trong vài phút để giúp hướng dẫn phẫu thuật hoặc điều trị thêm (Nội soi sinh thiết).

     SAU XÉT NGHIỆM SINH THIẾT
     Hầu hết các xét nghiệm sinh thiết chỉ cần gây tê cục bộ, có nghĩa là bệnh nhân sẽ không cần phải ở lại bệnh viện. Tuy nhiên nếu phải gây mê toàn thân, người bệnh có thể sẽ phải ở lại bệnh viện để theo dõi thêm.

     các loại sinh thiết thường không gây đau khi thuốc gây mê bắt đầu tác động, mặc dù điều này còn phụ thuộc vào vị trí thực hiện sinh thiết. Một số trường hợp bị đau âm ỉ có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
 
 
 

Các bài viết khác
Hội chẩn trực tuyến nâng cao năng lực điều trị, chăm sóc người bệnh(5 lượt xem)Khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí. (11 lượt xem)Người bệnh ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí được xuất viện(347 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí tiến hành kiểm tra, rà soát soát chặt chẽ, không để sữa, thuốc giả lọt vào bệnh viện(26 lượt xem)Nâng cao năng lực chuyên môn điều dưỡng - Nỗ lực vì sức khỏe người bệnh(42 lượt xem)Cẩn trọng với tình trạng phản vệ do ong đốt(30 lượt xem)Nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh thông qua hội chẩn từ xa cùng chuyên gia y tế Cộng hòa Pháp(32 lượt xem)Dịch sởi bùng phát: Cảnh báo đỏ cho cộng đồng!(41 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh ( 21/4 - 26/4/2025 )(37 lượt xem)Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh: Mái nhà ấm áp cho những mảnh đời kém may mắn(45 lượt xem)Chiếu tia plasma lạnh – Phương pháp hỗ trợ điều trị nhanh lành vết thương(50 lượt xem)Phẫu thuật khối u trung thất sau phức tạp cho người bệnh(37 lượt xem)Thực hiện thành công ca ghép thận thứ 2 nối dài sự sống cho người mắc suy thận giai đoạn cuối(254 lượt xem)Những lá thư ấm lòng người thầy thuốc(51 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 14/4/2025 đơn vị thu mua và vận chuyển sắt thép phế liệu của Bệnh viện(78 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh ( 14/4 - 19/4/2025 )(55 lượt xem)Sức khỏe của 2 bệnh nhân ghép thận đầu tiên tại Quảng Ninh ổn định(71 lượt xem)Bước tiến mới trong lĩnh vực ghép tạng của ngành y tế Quảng Ninh(91 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên tại tỉnh Quảng Ninh(131 lượt xem)Hỗ trợ chuyên môn từ phía chuyên gia Thụy Điển chuyên ngành Sản phụ khoa(60 lượt xem)Phẫu thuật lấy khối sỏi san hô lớn ở thận của người bệnh(71 lượt xem)Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện(65 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh ( 8/4 - 12/4/2025 )(46 lượt xem)Cắt toàn bộ dạ dày điều trị ung thư dạ dày biến chứng chảy máu (72 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí kí kết thỏa thuận hợp tác cùng Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex PJICO(69 lượt xem)Thông tin thường trực cấp cứu, vận chuyển cấp cứu 24/7 từ 01-30/04/2025(77 lượt xem)Bộ Y tế công nhận Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận(76 lượt xem)
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK