Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 40
  • Tổng truy cập: 23.172.860
Ý nghĩa của việc xét nghiệm định lượng Vitamin D và Kẽm
Cập nhật: 21/08/2019
Lượt xem: 11.415
     I. VITAMIN D

     Vitamin D là một tiền chất nội tiết tố steroid tan được trong mỡ, có chức năng duy trì nồng độ canxi và phospho máu ở giới hạn bình thường.

     Có nhiều loại vitamin D như D2, D3, D4, D5, D6, D7, nhưng hai loại quan trọng nhất trong dinh dưỡng là vitamin D2 và D3. Vitamin D2 được tạo nên từ tiền chất của nó là ergosterol, thường có trong thực vật và nấm men. Vitamin D3 được tạo ra từ 7-dehydrocholesterol, thường có trong dầu cá, trứng, sữa,…

     Trong máu, vitamin D2 và D3 được gắn với protein gắn vitamin D và vận chuyển đến gan, sau đó được hydroxyl hoá tạo thành 25-hydroxylvitamin D (25-OH). 25-OH được xem như chất chuyển hoá để xác định tình trạng vitamin D vì nó là dạng dự trữ chủ yếu của vitamin D trong cơ thể người.

      Vitamin D được cung cấp cho cơ thể bằng các uống hoặc ăn các thực phẩm trong tự nhiên có chứa nhiều vitamin D. Con người có thể tổng hợp được tiền chất của vitamin D3 trong cơ thể, sau đó được hoạt hoá thành vitamin D3 ở trong da dưới tác động của tia tử ngoại và vận chuyển khắp cơ thể để sử dụng hoặc tích trữ ở gan. Sự thiếu hụt vitamin D phổ biến ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ chỉ bú sữa mẹ mà không được bổ sung bằng những nguồn khác, người già, phụ nữ có thai nếu không được cung cấp đầy đủ.

     Vai trò của vitamin D đối với cơ thể:

     Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sức khoẻ của xương cũng như điều hoà, duy trì nồng độ canxi và phospho trong cơ thể do làm tăng hấp thu canxi, phospho và magie ở ruột non. Sản phẩm chuyển hoá của vitamin D cũng làm tăng sự lắng đọng canxi ở xương, răng. Nồng độ vitamin D trong máu cao làm giảm nguy cơ gãy xương, loãng xương và cải thiện sự phục hồi từ gãy xương.

     Đái tháo đường type 1 là một bệnh tự miễn di truyền, tuy nhiên một số yếu tố môi trường nhất định (có thể bao gồm lượng vitamin D thấp) có thể kết hợp thúc đẩy sự tiến triển của bệnh. Các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống bổ sung vitamin D có nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường type 1 ít hơn từ 29-88% so với trẻ không được bổ sung.

     Đái tháo đường type 2 là bệnh phát triển theo thời gian, trong các bài báo cáo gần đây cho thấy những người có lượng vitamin D trong máu thấp hơn có thể có nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường typ 2 cao hơn 55%.

     Một số nghiên cứu khẳng định, các cá nhân duy trì nồng độ vitamin D trong máu tốt có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn, phòng chống được một số bệnh ung thư. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại không thấy nguy cơ giảm bệnh tim hay chống lại ung thư khi bổ sung vitamin D bằng các con đường khác nhau.

     Ngoài ra, vitamin D còn có các tác dụng sau:
     + Giảm nguy cơ tử vong sớm.
     + Giảm các triệu chứng trầm cảm.
     + Tăng cường phát triển cơ bắp, giảm nguy cơ té ngã và suy yếu ở người cao tuổi.
     + Giảm nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng 
     + Mẹ trong thời kỳ thai sản bổ sung đầy đủ vitamin D thì sẽ giúp tăng chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh.
     
     Các chỉ định

     Xét nghiệm định lượng vitamin D trong máu nên được chỉ định trong các trường hợp sau:
     + 
Bệnh loãng xương, còi xương
     + Đau cơ xương khớp dai dẳng và không đặc hiệu
     + Người cao tuổi
     + Các trẻ chỉ bú sữa mẹ hoặc các trẻ em không có một chế độ ăn uống được cân bằng tốt
     + Các bệnh tiêu hóa hoặc đã bị cắt bỏ túi mật
     + Bất kỳ bệnh gì liên quan đến Vitamin D (ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim, bệnh đa xơ cứng, lupus ban đỏ hệ thống, trầm cảm, bệnh Alzheimer, Parkinson, động kinh,…)
     + Bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm hoặc thiếu năng lượng
     + Những người thừa cân có chỉ số khối cơ thể BMI > 25
     + Những người uống Vitamin D bổ sung nhiều hơn 50 mcg (2.000 IU) mỗi ngày
     + Những người có màu da đậm từ mức trung bình đến màu đen hoặc những người không thường xuyên được tiếp xúc trực tiếp 20 phút với ánh sáng mặt trời mỗi ngày.

     Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nồng độ vitamin D trong máu  ở người bình thường hiện nay là ³ 30ng/mL.

      Nồng độ vitamin D trong máu tăng trong trường hợp bổ sung thừa vitamin D. Mức độ nhiễm độc vitamin D được ghi nhận là từ 200-250ng/mL (ít gặp).


Người mắc bệnh lý loãng xương cần làm xét nghiệm định lượng vitamin D trong máu (Hình ảnh minh họa)
 
 
     II. KẼM

     Kẽm là loại khoáng chất vi lượng không thể thiếu cho sự phát triển của con người. Kẽm tham gia vào thành phần cấu trúc và tác động đến hầu hết các quá trình sinh học trong cơ thể, vì vậy, các cơ quan như hệ thần kinh trung ương, da, niêm mạc, hệ tiêu hoá, tuần hoàn,…rất nhạy cảm với sự thiếu hụt kẽm.

     Khi thiếu kẽm, các cơ quan sẽ xuất hiện các biểu hiện bất thường hoặc bệnh lý cụ thể như:

     + Rối loạn thần kinh, rối loạn tập tính, dễ cáu gắt,…Một số nghiên cứu tại Anh, Nhật Bản còn chỉ ra có mối liên hệ đáng kể giữa bệnh tự kỷ ở trẻ em với tình trạng thiếu kẽm.
     + Điều hoà chức năng nội tiết tố kết hợp với điều hoà hoạt động sống bên trong, phản ứng linh hoạt với tác động bên ngoài, giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh.
     + Phát triển hệ thống da, tóc, móng,…ứng dụng nhiều trong ngành thẩm mỹ, làm đẹp.
     + Thiếu kẽm, các tế bào vị giác bị ảnh hưởng gây ra các tình trạng chán ăn, ăn không ngon,…
     + Hệ thống miễn dịch cũng sẽ không thực hiện đầy đủ các chức năng nếu thiếu kẽm, chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch bị suy giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Kẽm cũng là một chất bảo vệ chống lại sự tấn công của các gốc tự do.
     + Trên phụ nữ có thai, thiếu kẽm cũng được chỉ ra rằng tăng nguy cơ sinh non gấp 3 lần, tăng các triệu chứng của thai nghén. Trong quá trình mang thai, mẹ bổ sung kẽm không đủ cũng đi kèm với nguy cơ sinh con thiếu cân và ảnh hưởng đến hệ thần kinh của con. Việc bổ sung sắt không hợp lý, không có khuyến cáo của bác sỹ cũng làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của kẽm và làm tình trạng thiếu kẽm nặng hơn.
     + Kẽm cần thiết cho cấu tạo thành phần của testosteron và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp, cấu trúc, bài tiết nhiều hormon khác. Kẽm cực kỳ cần thiết trong quá trình sản xuất tinh trùng ở nam giới.
     + Việc bổ sung kẽm thường xuyên cho trẻ suy dinh dưỡng cũng đã được chứng minh là có tác dụng phục hồi rõ rệt cả về chiều cao và cân nặng.

     Trong máu, khoảng 75% kẽm nằm trong hồng cầu (60% trong hemoglobin, 20% trong enzyme carbonic anhydrate), 22% trong huyết tương và 3% trong bạch cầu.

     Trong huyết tương, kẽm liên kết bền vững với các albumin và globulin.

     Theo khuyến cáo của chuyên gia, giá trị tham chiếu của kẽm trong máu tuỳ vào độ tuổi và giới:


Độ tuổi Giá trị tham chiếu (mmol/L)
< 4 tháng 10 - 21
4 – 12 tháng 10 - 20
1 – 5 tuổi 10 - 18
6 – 9 tuổi 12 - 16
10 – 13 tuổi Nam: 12 - 15 Nữ: 12 - 18
14 – 19 tuổi Nam: 10 - 18 Nữ: 9 - 15
Người trưởng thành 7 - 23
 
     Các chỉ định:

     Xét nghiệm định lượng kẽm trong máu nên được chỉ định trong các trường hợp sau:
 
     - Những bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu thiếu kẽm như: móng dễ gãy, chậm mọc hoặc có đống trắng; giảm sự ngon miệng; giảm vị giác; chậm liền sẹo; chậm mọc tóc hay dễ rụng tóc;…
     - Ở trẻ nhỏ, tình trạng thiếu kẽm xảy ra phổ biến, biểu hiện lâm sàng đa dạng như:
     + Chậm phát triển, gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng da và niêm mạc tái diễn nhiều lần.
     + Tiêu hoá: ăn không ngon, chán ăn, buồn nôn, nôn kéo dài,…
     + Tâm-thần kinh: rối loạn giấc ngủ, trằn trọc khó ngủ, thức giấc nhiều lần, khóc đêm, mộng du, nghiến răng, rối loạn nhận thức,..
     + Giác quan: rối loạn vị giác và khứu giác.
     + Da: có các tổn thương ngoài da, mụn phỏng nước, mụn mủ, vết thương chậm lành,…
     - Phụ nữ có thai
     - Ngoài ra, nếu lạm dụng hoặc nhiễm độc kẽm (rối loạn hoạt động của hệ thần kinh, sốt, thiếu máu, giảm miễn dịch, viêm loét da,…) cũng nên làm xét nghiệm. Kẽm chỉ phát huy tốt tác dụng sinh học của nó khi duy trì ở ngưỡng sinh học.


Phụ nữ có thai cần làm xét nghiệm định lượng kẽm trong máu (Hình ảnh minh họa)


Trẻ em gặp các vấn đề về tiêu hóa như ăn không ngon, chán ăn, buồn nôn, nôn kéo dài... cần làm xét nghiệm định lượng kẽm trong máu (Hình ảnh minh họa)

     Hiện nay, các nhà khoa học và dinh dưỡng học đã chứng minh kẽm cùng một số các yếu tố khác như sắt, magie, calci, vitamin D, phospho, vitamin B9, B6... có tầm quan trọng đặc biệt. Tuy các vi chất này không cung cấp năng lượng nhưng lại không thể thiếu đối với sự phát triển bình thường của cơ thể. Trong đó, vitamin D, sắt, kẽm, magie, calci,…là những vitamin và khoáng chất dễ bị thiếu do cách bổ sung chưa hợp lý, đặc biệt ở trẻ nhỏ, bà mẹ mang thai và cho con bú.

     Để đảm bảo sức khoẻ, các chuyên gia khuyến cáo nên làm xét nghiệm định lượng các vi chất trong máu định kỳ 6 tháng/lần.

     Khoa Hoá Sinh - Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí đã triển khai tất cả các xét nghiệm định lượng vi chất như vitamin D, sắt, kẽm, calci, magie, phospho để phục vụ nhu cầu của người bệnh cũng như hỗ trợ chẩn đoán và điều trị trong lâm sàng. Các xét nghiệm được thực hiện trên hệ thống máy hoá sinh tự động hiện đại, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng xét nghiệm cho kết quả chính xác, nhanh chóng. 

Các bài viết khác
Hội chẩn trực tuyến nâng cao năng lực điều trị, chăm sóc người bệnh(4 lượt xem)Khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí. (11 lượt xem)Người bệnh ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí được xuất viện(344 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí tiến hành kiểm tra, rà soát soát chặt chẽ, không để sữa, thuốc giả lọt vào bệnh viện(25 lượt xem)Nâng cao năng lực chuyên môn điều dưỡng - Nỗ lực vì sức khỏe người bệnh(42 lượt xem)Cẩn trọng với tình trạng phản vệ do ong đốt(30 lượt xem)Nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh thông qua hội chẩn từ xa cùng chuyên gia y tế Cộng hòa Pháp(32 lượt xem)Dịch sởi bùng phát: Cảnh báo đỏ cho cộng đồng!(41 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh ( 21/4 - 26/4/2025 )(37 lượt xem)Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh: Mái nhà ấm áp cho những mảnh đời kém may mắn(45 lượt xem)Chiếu tia plasma lạnh – Phương pháp hỗ trợ điều trị nhanh lành vết thương(50 lượt xem)Phẫu thuật khối u trung thất sau phức tạp cho người bệnh(37 lượt xem)Thực hiện thành công ca ghép thận thứ 2 nối dài sự sống cho người mắc suy thận giai đoạn cuối(254 lượt xem)Những lá thư ấm lòng người thầy thuốc(51 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 14/4/2025 đơn vị thu mua và vận chuyển sắt thép phế liệu của Bệnh viện(78 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh ( 14/4 - 19/4/2025 )(55 lượt xem)Sức khỏe của 2 bệnh nhân ghép thận đầu tiên tại Quảng Ninh ổn định(71 lượt xem)Bước tiến mới trong lĩnh vực ghép tạng của ngành y tế Quảng Ninh(91 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên tại tỉnh Quảng Ninh(131 lượt xem)Hỗ trợ chuyên môn từ phía chuyên gia Thụy Điển chuyên ngành Sản phụ khoa(60 lượt xem)Phẫu thuật lấy khối sỏi san hô lớn ở thận của người bệnh(71 lượt xem)Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện(65 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh ( 8/4 - 12/4/2025 )(46 lượt xem)Cắt toàn bộ dạ dày điều trị ung thư dạ dày biến chứng chảy máu (72 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí kí kết thỏa thuận hợp tác cùng Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex PJICO(69 lượt xem)Thông tin thường trực cấp cứu, vận chuyển cấp cứu 24/7 từ 01-30/04/2025(77 lượt xem)Bộ Y tế công nhận Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận(76 lượt xem)
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK