Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 53
  • Tổng truy cập: 17.176.593
Áp xe vú - Bệnh lý phụ khoa không hiếm gặp
Cập nhật: 31/12/2019
Lượt xem: 9.291
Áp xe vú là một nhiễm trùng ở vú do vi khuẩn gây ra, bệnh thường gặp đối với phụ nữ trong thời kỳ cho con bú, tuy nhiên, có nhiều trường hợp xảy ra với cả phụ nữ không cho con bú.

     Triệu chứng của áp xe vú :
     - Người bệnh thấy vú sưng, đau, nóng đỏ, có đám nề đau, một số trường hợp muộn thấy có điểm chảy mủ;
     - Sốt nóng;
     - Siêu âm vú thấy ổ giảm âm, xét nghiệm máu thấy bạch cầu và CRP tăng.

     Điều trị áp xe vú tùy vào từng trường hợp, đối với phụ nữ trong thời kỳ cho con bú chủ yếu vắt sữa tích cực, sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt. Khi xác định rõ ổ hoại tử cần tiến hành trích áp xe vú và thay băng hàng ngày.

     Tại khoa Phụ khoa - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, áp xe vú là bệnh phổ biến, phần lớn là ở phụ nữ đang cho con bú. Khi hỏi và khám bệnh thấy phần nhiều xảy ra ở phụ nữ nuôi con lần đầu tiên, chưa có kinh nghiệm, đôi khi cho con bú không đúng cách dẫn đến tắc tuyến sữa, viêm tuyến sữa và tiến triển thành áp xe. Một số khác do cấu trúc núm vú ngắn, tụt, khiến việc cho con bú khó khăn... Khi trích rạch khối áp xe lấy mủ làm xét nghiệm vi sinh, chủ yếu nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn tụ cầu vàng.

     Theo BS CKI Đặng Ngọc Dương - Phó Trưởng khoa Phụ khoa, trong quý IV/2019, lượng người bệnh điều trị áp xe vú tại khoa tăng, điều đáng lưu ý nhiều trường hợp áp xe vú đa ổ, ổ áp xe nằm sâu, ổ kích thước lớn, gây khó khăn trong điều trị. Ngoài ra, khi nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ, xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

     Dưới đây là kết quả kháng sinh đồ của người bệnh Vũ Thị V., sinh năm 1988, trong đó kí hiệu R là thể hiện vi khuẩn kháng thuốc:

     Áp xe vú là bệnh có thể phòng ngừa được. Để phòng tránh áp xe vú, các bà mẹ đang cho con bú cần chú ý một số điều sau:

     - Sau khi sinh con mẹ nên mát xa nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn sữa thông thoát và cho con bú sớm ngay sau sinh, bú thường xuyên và bú đúng tư thế.
     - Vệ sinh núm vú đúng cách và sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.
     - Nên cho trẻ bú hết sữa và luân phiên hai bên vú, nếu không, phải vắt hết sữa thừa sau mỗi lần con bú.
     - Nếu có hiện tượng tắc tia sữa, phải điều trị kịp thời để thông ống dẫn sữa. Để tránh bị tắc tia sữa, bạn có thể xoa bóp bằng tay, chườm ấm, chiếu đèn hồng ngoại...
     - Tránh làm nứt hoặc xước núm vú vì đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập làm viêm tuyến sữa; Tránh để da bị khô nẻ. Nên mặc áo ngực phù hợp, vừa vặn... để tránh gây tổn thương vú.
     - Không cai sữa sớm, khi cai sữa, nên giảm dần số lượng và số cữ bú từ từ.
 


Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK