wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 98
  • Tổng truy cập: 16.693.944
Hẹp bao quy đầu trẻ em
Cập nhật: 30/12/2019
Lượt xem: 1.519
Hẹp bao quy đầu trẻ em có nguy hiểm không và điều trị bằng cách nào là thắc mắc và lo lắng của nhiều bậc cha mẹ hiện nay. Những thông tin giải đáp về vấn đề này sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây.

Hẹp bao quy đầu trẻ em có nguy hiểm không là điều khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng.

Hẹp bao quy đầu trẻ em có nguy hiểm?
     Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiện tượng hẹp bao quy đầu thường chỉ là hiện tượng sinh lý. Khi mới sinh, đa số trẻ bị hẹp bao quy đầu tự nhiên. Tỷ lệ bé trai hẹp bao quy đầu giảm dần theo lứa tuổi. Trẻ sơ sinh có tỷ lệ hẹp bao quy đầu cao nhất, gần như toàn bộ. Tỷ lệ này ngày càng giảm dần cho đến tuổi vị thành niên sẽ hết hẳn. Những trường hợp không theo quy luật đó sẽ là bất thường bệnh lý và cần điều trị.

     Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh lý. Theo thời gian, bao quy đầu sẽ dần tách khỏi quy đầu. Do đó, hầu hết các trường hợp này không cần can thiệp.

     Can thiệp y khoa chỉ cần thiết khi trẻ bị viêm và gặp khó khăn, bất thường khi đi tiểu. Chẳng hạn, trẻ bị tiểu khó, đi tiểu phải rặn, có hiện tượng phồng bao quy đầu khi đi tiểu, tia nước tiểu đi lệch, vẹo sẽ cần điều trị y khoa. Nếu thấy tia nước tiểu không bình thường hoặc dương vật trẻ bị sưng, cha mẹ nên đưa bé đi khám ngay.


Sau một thời gian tự nong không đạt kết quả, các bác sĩ mới thực hiện thủ thuật can thiệp.

Cách điều trị hẹp bao quy đầu trẻ em không tự lột
     Cha mẹ cần hỏi ý kiến tư vấn và hướng dẫn chuyên môn từ bác sĩ để biết cách vệ sinh và tự nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà. Với những trường hợp hẹp ít, nếu trẻ đã lớn, đã biết tự tắm, thông thường chỉ cần hướng dẫn trẻ tự thực hiện. Khi tắm và vệ sinh, trẻ có thể tự kéo ngược da bao quy đầu về phía bụng, đến khi toàn bộ lỗ tiểu lộ ra là đạt yêu cầu. Đa số các trường hợp làm theo đúng hướng dẫn đều đạt kết quả, không cần phải có can thiệp từ bác sĩ.

     Nếu đã biết cách thực hiện đúng, cha mẹ của trẻ hoàn toàn có thể nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà. Việc nong bao quy đầu cho trẻ là cả một quá trình liên tục. Nếu làm không tốt, sai cách, dương vật có thể bị xước và trẻ sẽ thường sợ do bị đau. Điều đó gây khó khăn khi thực hiện tiếp việc tự nong sau đó.

     Trong trường hợp sau một thời gian tự nong không đạt kết quả, lúc này các bác sĩ mới thực hiện thủ thuật can thiệp. Nếu da bao quy đầu không quá dài, chưa xơ chai, bác sĩ sẽ dùng panh nong rộng vòng hẹp bao quy đầu. Ngược lại, nếu da bao quy đầu thừa quá nhiều, đã bị xơ chai mới phải thực hiện phẫu thuật.

Đảm bảo an toàn khi điều trị hẹp bao quy đầu trẻ em
     Việc làm tiểu phẫu cắt hẹp bao quy đầu và nong bao quy đầu nên được thực hiện tại Bệnh viện chuyên khoa hoặc đa khoa uy tín. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới được chỉ định cách điều trị và trực tiếp thực hiện thủ thuật y khoa. Bác sĩ giỏi và trang thiết bị đạt chuẩn, cơ sở vật chất tiện nghi sẽ là những điều kiện đảm bảo ca phẫu thuật hoặc thủ thuật thành công.


Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK