wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 30
  • Tổng truy cập: 17.147.501
Hướng dẫn sử dụng bình xịt định liều MDI dành cho người bệnh hen suyễn
Cập nhật: 01/12/2022
Lượt xem: 8.866
Hen suyễn là căn bệnh có tỷ lệ mắc bệnh lớn trên thế giới, đối tượng mắc bệnh có thể nằm ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ tới người già. Khi bị hen suyễn, người bệnh thường xuyên phải đối mặt với các cơn hen cấp tính đột ngột, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí gây đột quỵ. Nhằm ngăn ngừa các cơn hen đột ngột và hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị, các loại thuốc xịt hen suyễn được ra đời. Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm điều trị hen khác nhau, với các dạng dùng khác nhau như thuốc xịt dạng phun sương, thuốc xịt dạng bột hít, mỗi chế phẩm lại có cách sử dụng khác nhau, các sản phẩm chủ yếu được hướng dẫn để người bệnh tự sử dụng.

Vì vậy vấn đề đặt ra là cần hướng dẫn người bệnh sử dụng các loại bình xịt đúng cách, đúng thao tác để phát huy tối đa tác dụng của sản phẩm. Giúp người bệnh đạt hiệu quả điều trị mong muốn, và giảm thiểu tác dụng không mong muốn. Bài viết này xin được giới thiệu về một loại bình xịt phổ biến là bình xịt định liều MDI, và một số lưu ý trong các bước trước, trong và sau khi sử dụng sản phẩm.

Bình xịt định liều MDI là gì, công dụng ra sao
Bình xịt định liều MDI (MDI - Metered Dose Asthma Inhalers) là một dụng cụ được sử dụng để cung cấp thuốc hít trên đường hô hấp theo một lượng định sẵn cho từng liều. Một bình xịt định liều MDI có cấu trúc bao gồm một ống đựng có áp suất, một van đo áp suất, thân bình đựng lọ thuốc và một bộ truyền thuốc ra ngoài.

Người bệnh hoặc người hỗ trợ người bệnh, cần biết cách sử dụng bình xịt định liều MDI cho người mắc hen suyễn để đưa được 1 lượng chính xác thuốc vào phổi và giúp người bệnh kiểm soát bệnh tốt hơn. Ngược lại, nếu thuốc xịt hen suyễn được sử dụng không chính xác sẽ khiến cho có ít hoặc không có thuốc đến phổi. Chính vì vậy, hướng dẫn sử dụng bình xịt định liều MDI là việc không thể thiếu trong điều trị hen suyễn.

Một số lưu ý trước khi sử dụng
- Người bệnh cần chú ý tình trạng bệnh của bản thân để lưu ý thời gian sử dụng thuốc hợp lý, tránh tình trạng khởi phát cơn hen cấp tính, tránh tiếp xúc với các nguyên nhân dễ gây khởi phát cơn hen như: khói thuốc lá, mạt bụi, ô nhiễm không khí, thú nuôi, nấm mốc, lông động vật chó, mèo, các loại mùi hương, hoa...
- Để thuốc ở chỗ dễ thấy, dễ lấy, khi khởi phát cơn hen cần bình tĩnh sử dụng đúng các bước theo hướng dẫn để có thể cắt cơn hen.
 
Một số lưu ý trong khi sử dụng
- Trong quá trình sử dụng cần phối hợp các bước, các thao tác để đạt hiệu quả tối đa đưa thuốc vào phổi giúp người bệnh kiểm soát tốt cơn hen.
- Tùy đối tượng, lứa tuổi người bệnh để lựa chọn cách dùng: bình xịt có/không có buồng đệm, mặt nạ. Chi tiết các bước như sau:

1. Sử dụng bình xịt không có buồng đệm (Hình 1)

 

Hình 1: Thao tác sử dụng bình xịt định liều không kèm buồng đệm

Bước 1: Tháo nắp ra khỏi đầu ngậm, giữ bình xịt ở vị trí thẳng đứng (đầu ngậm nằm phía dưới).
Bước 2: Lắc bình xịt kỹ vài giây để trộn đều thuốc
Bước 3: Hướng dẫn người bệnh hơi nghiêng đầu ra sau, thở ra từ từ
Bước 4: Hướng dẫn người bệnh đưa ống ngậm vào miệng, khép môi xung quanh miệng ống ngậm, không cắn
Bước 5: Ấn đỉnh bình xịt để giải phóng thuốc đồng thời cho người bệnh hít vào từ từ (từ 3 – 5 giây)
Bước 6: Dặn người bệnh nín thở trong 5 đến 10 giây.
Bước 7: Lấy bình xịt ra, sau đó thở ra chậm.
Nếu sử dụng nhiều hơn 1 nhát xịt, đợi 1 phút sau đó lặp lại các bước từ bước từ 2 đến 6.
Bước 8: Đậy nắp bình xịt sau khi sử dụng

2. Sử dụng bình xịt định liều có buồng đệm (Hình 2)
Trước khi sử dụng buồng đệm, phải kiểm tra để đảm bảo không có vật lạ


 

Hình 2: Thao tác sử dụng bình xịt định liều kèm buồng đệm

Bước 1: Tháo nắp ra khỏi đầu ngậm
Bước 2: Lắc bình xịt kỹ vài giây để trộn đều các thành phần thuốc trong bình xịt. Nhét đầu ngậm của bình xịt vào đầu khớp với buồng đệm và giữ bình xịt ở vị trí thẳng đứng (đầu ngậm nằm phía dưới)
Bước 3: Hướng dẫn người bệnh thở ra hết cỡ một cách thoải mái, tránh thở vào buồng đệm
Bước 4: Hướng dẫn người bệnh khép môi xung quanh đầu ngậm của buồng đệm
Bước 5: Ấn vào đỉnh bình xịt để giải phóng thuốc vào trong buồng đệm
Bước 6: Hướng dẫn người bệnh hít vào chậm và sâu khoảng 15 giây, lấy bình xịt và buồng đệm ra khỏi miệng người bệnh sau đó cho người bệnh thở ra chậm.
Nếu sử dụng nhiều hơn 1 nhát xịt, đợi 30 giây sau đó lặp lại các bước từ bước 3 đến 6. Đậy nắp ống ngậm và bình xịt sau khi sử dụng

3. Sử dụng bình xịt định liều có buồng đệm và mặt nạ (Hình 3)
Áp dụng cho trẻ nhỏ không tự thực hiện được việc sử dụng bình xịt
Trước khi sử dụng buồng đệm, phải kiểm tra để đảm bảo không có vật lạ.

 

Hình 3: Thao tác sử dụng bình xịt định liều kèm buồng đệm và mặt nạ

Bước 1: Tháo nắp ra khỏi đầu ngậm
Bước 2: Lắc bình xịt kỹ vài giây để trộn đều các thành phần thuốc trong bình xịt. Nhét đầu ngậm của bình xịt vào đầu khớp với buồng đệm và giữ bình xịt ở vị trí thẳng đứng (đầu ngậm nằm phía dưới)
Bước 3: Đưa mặt nạ có gắn buồng đệm úp vào mồm và mũi trẻ sao cho kín không để hở, ấn vào đỉnh bình xịt để giải phóng thuốc vào trong buồng đệm, để trẻ hít thở bình thường, giữ thời gian đủ để trẻ hít hết lượng thuốc được xịt vào trong buồng đệm

Một số lưu ý sau khi sử dụng
- Sau khi sử dụng cần vệ sinh bình xịt sạch sẽ theo các bước sau:
Bước 1: Tháo lấy lọ thuốc và nắp đậy ra khỏi ống ngậm của bình xịt định liều. Tạm thời lưu giữ lọ thuốc tại nơi thoáng mát và khô ráo, tránh để ẩm ướt hay nhiễm bẩn.
Bước 2: Không ngâm bình xịt định liều trong nước mà để dưới vòi nước chảy từ đỉnh đến đáy của ống ngậm trong 30 đến 60 giây.
Bước 3: Rửa các mặt trong và ngoài của nắp đậy.
Bước 4: Thấm nước đọng thừa hay để cho ống ngậm khô tự nhiên hoàn toàn.
Bước 5: Lắp lọ thuốc vào và thử xịt hai lần để sẵn sàng sử dụng. Chú ý để cách xa mặt.
Bước 6: Đậy lại nắp vào ống ngậm.

Đối với buồng đệm hay mặt nạ, mặc dù cặn bột thuốc đọng lại trong buồng không gây hại gì, các dụng cụ này cũng cần được làm sạch định kỳ. Có thể vệ sinh mặt nạ như các cách thông thường đối với các dụng cụ khác của trẻ. Tuy nhiên, riêng buồng đệm cần phải rửa bằng nước ấm và nước rửa chén bát pha loãng hay dung dịch vệ sinh phù hợp. Việc tẩy rửa bằng nước đơn thuần có thể làm điện tích phát triển, tăng tính bám dính của các hạt thuốc lên thành trong của buồng đệm và làm giảm hiệu quả của công cụ này.

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK