wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 56
  • Tổng truy cập: 17.086.102
Làm gì để chăm sóc xương khớp ở người cao tuổi?
Cập nhật: 01/10/2022
Lượt xem: 2.284
Từ 60 tuổi trở lên, được coi là người cao tuổi. Ở độ tuổi này với sự lão hoá tự nhiên dễ dẫn đến các vấn đề về xương khớp làm suy giảm khả năng vận động cũng như giảm chất lượng cuộc sống của họ.

Các bệnh xương khớp thường gặp ở người cao tuổi là: Loãng xương, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối... Chất lượng xương và sụn khớp suy giảm theo thời gian. Sụn khớp bị mòn dần đi, làm giảm độ linh hoạt của các khớp, đi lại khó khăn.

Ở phụ nữ cao tuổi sự suy giảm nội tiết tố nữ làm hạn chế khả năng hấp thụ canxi vào xương, dễ dẫn đến loãng xương hơn ở nam giới. Những người đã từng có chấn thương xương khớp, béo phì, mắc các bệnh về chuyển hóa cũng ảnh hưởng đến khớp xương khi về già.

Người cao tuổi có thể bị đau xương khớp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể… Những cơn đau triền miên khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, mất ngủ, lo âu, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Bệnh xương khớp ở người cao tuổi tuy là điều khó có thể tránh được nhưng chúng ta có thể kìm hãm được quá trình lão hoá để đạt được sức khỏe tuổi già tối ưu. Vậy làm thế nào để chăm sóc xương khớp cho người cao tuổi?

Dưới đây là 7 việc làm cần thiết để chăm sóc xương khớp người cao tuổi:

1. Tập luyện thể dục hàng ngày: 
Rèn luyện cơ thể mỗi ngày với những bài tập phù hợp thể trạng như đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga, khí công, thái cực quyền.


Hãy duy trì thể dục nhẹ nhàng là cách để người cao tuổi phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp (Hình ảnh minh họa)

Người cao tuổi nên vận động từ 30 – 45 phút mỗi ngày. Tránh mang vác sai tư thế và các động tác gập gối, ngồi xổm, leo trèo, đứng nhiều, lắc tay...

Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng để không gây thêm tổn thương cho hệ xương khớp.

2. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: 
Xây dựng chế độ ăn uống đủ dưỡng chất tốt cho xương khớp đặc biệt là tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D, Omega-3 như: sữa, hải sản, tôm, cua, cá, các loại đậu, mộc nhĩ, bông cải xanh, bắp cải, rau chân vịt….

Ngoài ra, người cao tuổi hạn chế các loại thực phẩm không tốt như đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, nước ngọt, rượu bia…

Kiêng muối trong chế độ ăn hàng ngày để tránh bệnh loãng xương.

3. Có lối sống lành mạnh: 
Ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh căng thẳng quá mức là cách giúp người cao tuổi giảm các cơn đau nhức do bệnh xương khớp.

4. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh: 
Khi trời trở lạnh, người già nếu bị đau khớp nên mặc áo dày, giữ ấm các vùng bị đau nhức và tránh ra ngoài quá nhiều. Ngoài ra, uống trà nóng cũng là cách để giúp cơ thể ấm áp hơn.

5. Phòng tránh thừa cân, béo phì: 
Ăn uống điều độ – tập thể dục đều đặn để giữ mức cân nặng vừa phải, không bị béo phì, giúp giảm đau xương khớp và phòng ngừa các bệnh lý xương khớp khác.

6. Từ bỏ thuốc lá: 
Thuốc lá có thể làm cho các cơn đau xương khớp trở nên nặng hơn, vì thế người cao tuổi nên bỏ hút thuốc lá càng sớm càng tốt.

7. Không nên lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm:  
Nhằm tránh các tác dụng phụ như giòn xương,  ảnh hưởng đến thận và đường tiêu hóa.  Nếu phải dùng thuốc thì cần phải được bác sỹ chuyên khoa thăm khám, kê đơn và phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Với sự phát triển của nền y học hiện đại, bằng những phương pháp rất đơn giản, các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp người cao tuổi chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả, phòng ngừa biến chứng của bệnh xương khớp. 
 
 
 
 
 

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK